CÔNG ĐỒNG TRENTÔ (1545 – 1563)
I.
DẪN NHẬP
Công đồng Trento đã khuôn định bộ mặt của Giáo
Hội cho nhiều thế kỷ: không phải bằng
một chủ trương máy móc nào đó, nhưng
bằng những khoản luật và những sắc lệnh qui định những luật lệ cho sinh
hoạt thực tế và đời sống thường ngày của Giáo Hội. Trong những thập niên trước,
giáo triều Roma bị giao động bởi một triều sóng mâu thuẫn về những ý tưởng canh
tân và về tòa giáo hoàng. Thế mà ngay ở phiên hội khoáng đại, công đồng biểu
quyết toàn diện chương trình làm việc của giáo triều. Hơn thế nữa, với sự kiên
trì hiếm có, giáo hoàng coi như bổn phận đầu tiên phải làm, là buộc tuân giữ
những quyết định của công đồng ngay trong nội bộ giáo triều và phải đem áp dụng
trong toàn thế giới. Chính vì thế mà trong suốt nửa thế kỷ tiếp theo, giáo
triều trở nên, vừa là đối tượng và vừa là chủ xướng việc cải cách. Sự chân tình
dấn thân của giáo triều đã phục hồi lại cho ngôi giáo hoàng những ảnh hưởng đã
dần dần mất đi từ cuối thời trung cổ. công đồng Trentô đã đưa vào Giáo hội những
đường hướng đứng vững gần bốn thế kỷ, trải qua biết bao khủng hoảng và xung
đột. Thế nên, công đồng được coi là đỉnh cao của phong trào cải Giáo hội.
II.
Bối cảnh Giáo hội trước Công đồng Trento.
Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, Giáo hội đang phải trải
qua một sự suy thoái trầm trọng: nhiều cuộc cải cách Giáo hội đã diễn ra với
các hệ phái Tin Lành, với những nhà cải cách tại các giáo phận, các dòng tu….
Nhưng những ai có tâm huyết với Giáo hội đều hướng tầm
mắt về Tòa Thánh mà đại diện là Đức Giáo hoàng, như là tác nhân cao nhất đối
với công cuộc cải cách Giáo hội. Mọi người đều mong đợi một cuộc cải cách toàn
diện trong Giáo hội.
Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng, vào đầu thế kỷ XVI
này, với Đức Giulio II ( 1503-1513) là vị Giáo hoàng tham quyền chức, quá bận
tâm về chính trị. Đức Leo X ( 1513-1521) là người quá ham mê nghệ thuật, xao
lãng việc bổn phận, thiếu cương quyết nên đã tạo thời cơ thuận lợi cho việc
phát triển của giáo thuyết Tin Lành. Đến thời Đức Adriano ( 1522-1523), là một
người nhiệt tâm và thao thức việc canh tân Giáo hội, ngài chủ trương tận diệt
những suy đồi trong đời sống Giáo hội, kêu gọi hàng giáo phẩm và giáo sĩ xa
tránh đời sống xa hoa, không kiêm nhiệm nhiều Tổng Giám Mục để hưởng bổng lộc.
Nhưng ngài không thành công vì bị chống đối, không có người cộng tác và chỉ trị
vì trên ngôi Giáo hoàng trong vòng 20 tháng.
Đức Clemente VII ( 1523-1534) theo chủ trương canh tân
Giáo hội. Ngài cho mời hai gương mặt nổi bật trong việc canh tân Giáo hội lúc
bấy giờ là Đức Hồng Y Sadolet và Đức Giám Mục Giberti đến Roma cộng tác với
ngài. Ngài thành lập ủy ban nghiên cứu việc cải cách và cho điều tra những quốc
gia và những vấn đề liên quan đến công cuộc cải cách. Tuy nhiên, những đề xuất
của ủy ban này không được Đức Clemente VII cho thi hành. Lý do là vì ngài thiếu
cương trực và quá bận tâm đến chính trị. Vì thấy ảnh hưởng của Tây Ban Nha quá
lớn mạnh. Ngài bắt tay với Francois I của Pháp chống lại Carolo V. Carolo đã
đem quân trả thù bằng cách xâm chiếm Roma. Ngày 5/5/1527, quân của tướng Bombon
chiếm Roma và đã diễn ra một cuộc tàn sát dã man trong bảy ngày liền, gây nên
một cuộc đổ máu khủng khiếp. Nhiều thánh đường, nhiều đền đài bị phá hủy…. Đàng
khác, ngài cũng quá bận tâm đến việc lo củng cố địa vị và tạo thêm thế lực cho
dòng tộc mình đang có tranh chấp với một dòng tộc khác.
Tại Đức, giáo thuyết của Luther bành trướng mạnh mẽ,
các lãnh chúa tại Đức đã lợi dụng Tin lành để thiết lập một liên minh chính trị
ngày càng vững mạnh. Tình trạng của Giáo hội lại càng bi đát hơn nữa khi cuộc
cải cách của Luther lan tràn khắp Châu Âu.
Giáo hội nhìn toàn cảnh đang rơi vào một cuộc khủng
hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, từ bên trong, đã xuất hiện nhiều mầm sống mới với
việc canh tân GH từ các giáo phận và dòng tu. Nhiều dòng tu mới đã xuất hiện
trong thời kỳ này.
Tất cả mọi người đều yêu cầu có Công đồng chung, cả
Luther cũng đã hai lần lên tiếng, lần thứ nhất vào năm 1518 tại hội nghị ở
Ausburg, lần thứ hai khi ông nhận tông sắc Exsurge Domine hăm dọa tuyệt thông
vào ngày 15.06.1520. Các tác phẩm thời đại, các cuộc hội nghị của đế quốc Đức,
các dự án của những người muốn canh tân đều tha thiết triệu tập Công đồng, như
là phương thuốc cuối cùng để tạo lập sự thống nhất và canh tân trong Giáo hội.
Tất cả những điều đó như mảnh đất được dọn sẳn, chuẩn
bị cho công cuộc cải cách toàn thể trong Giáo hội với Công đồng Trentô.
III.
Thời kỳ chuẩn bị Công đồng.
Môi trường để chuẩn bị Công đồng tuy rất thuận tiện
nhưng để thành hiện thực và đem lại kết quả tốt đẹp cho Giáo hội, Công đồng
cũng đã gặp rất nhiều khó khăn và cản trở.
1. Những khó
khăn:
* Từ phía giáo quyền.
Khó khăn và trở ngại đầu tiên xuất phát từ phía giáo
quyền. Đức Giáo hoàng Adrianô VI có lẽ sẽ triệu tập Công đồng nếu ngài thấy
Công đồng là phương tiện hữu hiệu, nhưng ngài mất đi quá sớm. Đức Giáo hoàng
Clêmentê VII, ngay từ ban đầu đã chống đối Công đồng. Thêm vào nhiều tiếng nói
khác cũng chống lại Roma. Người ta sợ rằng tư tưởng đại Công đồng có thể gây
xáo trộn trong Giáo hội. Trong khi đó, ở Nürnberg, Luther đã kêu gọi các lãnh
chúa triệu tập một “ Công đồng chung tự do, Kitô giáo ở nước Đức”. Nếu nhìn qua
lời kêu gọi này, thì thực sự không có gì phải lo ngại, nhưng trong thực tế đã
làm cho Roma lại càng bảo thủ hơn nữa. Dưới chữ “ tự do” phải hiểu là “ tự do
khỏi Giáo hoàng”, chỉ vì theo Luther thì Đức Giáo hoàng chỉ là biểu trưng cho
một đảng phái, chính vì thế không thể để Đức Giáo hoàng triệu tập và hướng dẫn
Công đồng được. Chính Hoàng đế và các lãnh chúa phải đảm bảo công việc đó. “
Kitô giáo” có nghĩa là Công đồng tương lai này không những bao gồm các Giám mục
mà thôi mà phải có cả giáo dân tham dự và bỏ phiếu. Thêm nữa, tất cả vấn đề
trong Công đồng phải được đánh giá qua duy chỉ Thánh Kinh mà thôi. Và Công đồng
phải được triệu tập trên đế quốc Đức.
* Vấn đề chính trị.
Vấn đề chính trị cũng ngăn trở không kém. Các Hoàng đế
Tây Ban Nha – Pháp – Đức và Thệ Phản, đều tạo những khó khăn cho Công đồng. Vua
nước Pháp không muốn có Công đồng, chỉ vì thù hận Hoàng đế Đức do bởi những cuộc chiến tranh
giữa Đức – Pháp. Cả những lãnh
chúa Thệ Phản ở Đức cũng không đồng ý có Công đồng chỉ vì họ nhờ qua liên minh
Schmalkalde đã có một thực lực mạnh.
2. Những
công việc chuẩn bị.
Đức Giáo hoàng Phaolo III ( 1534-1549) lên ngôi lúc 67
tuổi, nhưng là một người cương quyết. Vừa lên ngôi, ngài đã quyết định triệu
tập Công đồng chung. Nhưng ngài nhận thấy rằng, trước hết cần phải cải cách chính
nội bộ của Tòa thánh. Vì thế, để chuẩn bị Công đồng, Đức Phaolô III cho tiến
hành việc canh tân các Thánh bộ và làm hữu hiệu hóa guồng máy cũng như những
nhân viên thừa hành của Tòa thánh. Ngài cho thiết lập 2 Thánh bộ: Bộ đặc trách
hàng giáo sĩ ở Roma và Bộ thanh tra hành chánh trong Nước Tòa thánh. Nhiều Ủy
ban cải cách được thành lập để lo việc nghiên cứu các giải pháp. Ngài cũng lo
việc cải tổ các dòng tu. Cuối cùng ngài cho công bố bản Mục lục sách cấm (Index
libroum prohibitorum), nhằm chống lại những sách báo nguy hại đến đức tin người
tín hữu.
Từ năm 1535, Đức Phaolô
III đã mời về Roma những Hồng y nổi danh như Sadolet, Caraffa, Pole, Contarini…
và những nhà ngoại giao tài năng như Schomberg, Caracciolo….
Vào mùa xuân 1536 khi
Hoàng đế Carolo V thăm viếng Roma, Đức Giáo hoàng và Hoàng đế thỏa thuận sẽ
triệu tập một Công đồng chung.
Ban đầu Công đồng dự định
sẽ nhóm họp tại Mantua vào ngày
23.5.1537, nhưng gặp thất bại. Lý do trước hết là vì chiến tranh xảy ra giữa
Francois I và Carolo V. Đàng khác, Vua Francois I vừa mới bắt tay với các lãnh
chúa Thệ Phản nên lãnh đạm với Công đồng. Nhưng Carolo cũng bất mãn vì Mantua
là một địa điểm ở ngoài đế quốc Đức, như thế là ông không gây được nhiều ảnh
hưởng. Ông đã đe dọa công tước ở Mantua, và công tước này phải lấy cớ là nếu để
Công đồng họp tại lãnh thổ của ông thì ông phải đài thọ ít nhất là 5000 – 6000
lính canh, như thế không thể thực hiện được và tuyên bố không thể bảo đảm an ninh
cho các Nghị phụ.
Vì sự từ chối trên, ngày
08.10.1537 Đức Giáo hoàng ra lệnh dời Công đồng đến Vicencia. Mặc dù Đức Giáo hoàng đặt 3 Hồng y Campeggio, Simonetta
và Aleander đứng hướng dẫn Công đồng và đã đến Vicencia, nhưng chỉ có vài Giám
mục người Đức đến và bỏ đi, những người Thệ Phản từ khi lập liên minh
Schmalkaldie đã từ chối đến dự Công đồng ở Mantua, do đó ngày khai mạc phải dời
lại một ngày khác.
Vua Ferdinando của Nước
Áo đề nghị với Đức Giáo hoàng địa điểm Trentô,
một tỉnh nhỏ ở vùng Tyril, dân chúng người Ý nhưng thuộc đế quốc Đức. Carolo V
đồng ý và ngày 22.5.1542 Đức Giáo hoàng ban tông huấn lần đầu tiên triệu tập
Công đồng ở Trentô. Hai tuần sau đó, chiến tranh lại bùng nổ giữa Carolo V và
Francois I. Francois cấm các Giám mục đi dự Công đồng vì Trentô là vùng lãnh
thổ của kẻ thù. Carolo V vì chiến tranh cần đến sự trợ lực của các lãnh chúa
Thệ Phản nên phải bắt tay với họ và lờ đi các vấn đề tôn giáo.
Ngày 17.9.1544 Đức – Pháp
ký hòa ước ở Crépy. Đức Giáo hoàng liền phái sứ thần đến gặp cả hai bên, rồi ấn
định ngày khai mạc Công đồng vào ngày 18.05.1545. Nhưng khi Sứ thần tòa thánh
đến chủ tọa Công đồng thì thấy số Giám mục ít quá, lại viết thư xin hoãn đến
tháng 12. Suốt mùa hè năm đó, Đức Giáo hoàng sai nhiều sứ giả đi thúc giục các
Giám mục và yêu cầu chính quyền không làm khó dễ Công đồng. Carolo V sau bao
lần thử nghiệm chính sách hòa giải không thành công nên cũng bằng lòng giải
pháp Công đồng. Đức Giáo hoàng cương quyết thực hiện việc nhóm họp của Công
đồng.
Ngày 13.12.1545 Công đồng được khai mạc. Hiện diện tại Công đồng
có 4 Hồng Y, 4 Tổng Giám mục, 21 Giám mục, 5 Đan viện phụ và 5 Thần học gia và
Luật gia. Tuy con số quá ít, nhưng Công đồng vẫn bắt đầu và phải đợi 18 năm sau
Công đồng mới được kết thúc. Công đồng được kéo dài và chia làm 3 thời kỳ từ
năm 1545 đến 1563 với hai lần bị ngắt quãng.
- Giai đoạn I ( 1545 –
1549) dưới thời Đức Giáo hoàng Phaolo III ( 1543 – 1549).
- Giai đoạn II ( 1551 – 1552)
dưới thời Đức Giáo hoàng Giuliô III ( 1550 – 1555).
- Giai đoạn III ( 1562 – 1563) dưới
thời Đức Giáo hoàng Piô IV ( 1559 – 1563).
IV.
Công đồng Trentô ( 13.12.1545 đến 04.12.1563)
1.
Giai đoạn I ( 1545 – 1549).
Ngày 13.12.1545 với sự hiện diện của 31 vị Giám mục.
Công đồng đã được khai mạc cách trọng thể tại Trentô. Ba vị Sứ thần tòa thánh
hướng dẫn Công đồng là Hồng y De Monte, Pole và Cervini.
Ba phiên họp đầu tiên chỉ vì số tham dự quá ít nên
không quyết định được điều gì quan trọng, chỉ có ngày 22.01.1546 Công đồng đã
quyết định là hai phân vụ chính yếu của Công đồng là xác định tín lý Công giáo
và canh tân Giáo hội, hai vấn đề này phải được bàn thảo song song với nhau ở
nghị hội.
Phiên họp thứ 4 ngày 08.04.1546 Công đồng đã quyết
định một điểm căn bản cho cả Công đồng, phải công nhận Thánh Truyền có giá trị
như Thánh Kinh, đồng thời Công đồng cũng xác định kinh điển. Trong phiên họp
này cũng quyết định sử dụng Thánh Kinh
Vulgata tức bản dịch La ngữ của Hiêrônimô để minh
xét mọi tín điều.
Phiên họp thứ 5 ngày 17.06.1546 sắc lệnh về Nguyên Tội
được biểu quyết và chấp nhận. Giáo điều Nguyên Tội của Công giáo một mặt chống
lại phái Pelaganer cho rằng
nguyên tội đã làm bại hoại hoàn toàn bản tính của con người, đồng thời cũng
chống lại lối giải thích của Thệ Phản cho rằng sau Thánh Tẩy, nguyên tội vẫn
còn.
Phiên họp thứ 6 gay cấn hơn cả, người ta phải chuẩn bị
tất cả là 6 tháng để học hỏi về vấn đề Công chính hóa. Tất cả có 61 buổi họp
chung và 44 buổi họp riêng. Ngày 07.01 Công đồng chấp thuận. Và ngày 13.01.1547
công bố sắc lệnh và giáo thuyết Công chính hóa gồm 16 chương trình bày và 33
qui đoản kết án những lạc thuyết. Tại điểm quyết định là: Sự cộng tác của ý chí
con người vào hồng ân Thiên Chúa nâng đỡ cho cả tiến trình công chính hóa.
Trong sự kiện trọng đại này Công đồng nhấn mạnh đến việc có thể lập được công
nghiệm ( meritum) của con người, điểm thứ hai là việc thánh hóa nội tại của con
người nhờ hồng ân thánh hóa ( chống lại thuyết Simul iustus simul peccator chỉ
được tuyên bố công chính hóa bên ngoài, còn bên trong vẫn còn là tội nhân).
Trong phiên họp này người ta cũng bàn thảo và chấp nhận sắc lệnh về trách nhiệm
về sự hiện diện tại địa sở của mình. Nếu ai vắng mặt trên địa sở của mình mà
không có lý do chính đáng trong vòng sáu tháng sẽ bị phạt.
Trong phiên họp thứ 7 bắt đầu từ ngày 03.03.1547 đưa
ra sắc lệnh cấm kiêm nhiệm nhiều địa sở, chỉ vì đây là một lý do làm cho các
người lãnh đạo Giáo hội chểnh mảng trong vấn đề trách nhiệm hiện diện tại địa
sở: Công đồng cũng đặt nền tảng cho những đòi hỏi về nhu cầu mục vụ những
khoảng luật về chức vụ và về Bí tích thánh chức. Cũng trong phiên họp này, Công
đồng đưa ra một sắc lệnh về Bí tích đại cương và hợp nhất về Bí tích Thánh Tẩy
và Thêm Sức. Căn bản của sắc lệnh là giáo thuyết, các Bí tích hiện thực hồng ân
qua việc hoàn tất dấu chỉ bên ngoài (Ex opere operato), chứ không duy chỉ có
niềm tin vào lời hứa của Thiên Chúa.
Con số nghị phụ ngày càng gia tăng, nay đã nên được 64
Giám mục và 7 Đan viện phụ. Công việc đang được tiến hành tốt đẹp thì một tai
nạn xảy ra.
Ngày 06.03.1547 sau một cơn đau ngắn, Giám mục thành
Capaccio thuộc vương quốc Neapel qua đời, tiếp theo đó một số Nghị phụ cũng qua
đời. Bác sĩ của Công đồng là Fracastora tuyên bố là bệnh dịch. Mười hai Nghị
phụ lại vội rời bỏ Trentô, chính vì thế vào phiên họp thứ 8 vào ngày 11.03.1547
Công đồng quyết định dời về Bologne. Một thiểu số 14 Giám mục phản đối.
Vào tháng 02 năm 1548 Công đồng nhóm họp ở Bologne đại
đa số là Nghị phụ ở Ý. Vào ngày 21.04 là phiên họp thứ hai, gồm có 36 Nghị phụ.
Suốt mùa hè và mùa thu, Công đồng đã làm nhiều việc về giáo thuyết Bí tích,
Thánh Thể, Xá Giải, Xức Dầu, Hôn Phối, Thánh Chức, người ta đã thu thập tất cả
tài liệu cho việc canh tân mục vụ Bí
tích. Nhưng Công đồng không công bố một tài liệu nào của hai phiên họp trên.
Tại sao vậy? Mặc dù Công đồng xác quyết là Đức Giáo hoàng có quyền rời Công
đồng đến một địa điểm khác. Nhưng khi Đức Giáo hoàng thực hiện quyền của Ngài,
dời Công đồng về Bologne thì Hoàng đế lại phản đối lấy lý do là cơn bệnh đã bắt
đầu thối lui nên buộc các Giám mục dưới quyền của ông ( Đức – Tây Ban Nha) ở
lại Trentô, nhưng trong thực tế ông cho việc dời Công đồng là một sự xúc phạm
đến danh dự của ông ta, nhất là sự hiện diện của ông tại Công đồng, thử đến đây
là việc không khôn ngoan mấy đối với Thệ Phản và làm một thiếu sót của Giáo
hội. Carolo V đã làm khó dễ, nên vào phiên họp thứ 3 ở Bologne, Đức Giáo hoàng
buộc phải tuyên bố tạm ngưng vào tháng 9.1549.
Vào ngày 10.11.1549 Đức Giáo hoàng Phaolo III qua đời.
Ngài đau buồn vì người cháu là Perluigi Farnèse ngài đặt làm bá tước ở Parma và
Plaisaince bị giết. Chính Carolo V đã ủng hộ và nhúng tay vào việc này.
2.
Giai đoạn II ( 01.05.1551 – 28.04.1552)
Ngày
08.02.1550 Đức Giáo hoàng Giulio III ( 1550 – 1555) lên ngôi. Ngài chính là
Hồng y Del Monte, chủ tịch Công đồng ở giai đoạn 1, là đồng chí với Đức Giáo
hoàng Phaolo III, ngài rất hăng hái trong công cuộc canh tân Giáo hội.
Vừa
lên ngôi, ngài lo điều định để tái lập Công đồng. Carolo V từ trước vẫn muốn
theo đuổi chính sách hòa giải về giáo thuyết. Ngày 15.05.1548 ông ký một tạm
ước Ausburg với người Thệ Phản, ông cho phép các Linh mục đã kết hôn vẫn sống
với vợ mình đồng thời cho phép giáo dân chịu lễ dưới hai hình thức bánh và
rượu. Tạm ước đưa ra người Công giáo bất bình vì sự nhượng bộ, người Thệ Phản
bất mãn. Tình thế bắt buộc nên Carolo V cũng đồng ý cho tái lập Công đồng nhưng
không sốt sắng ủng hộ. Trong khi đó Henri III ( 1547 – 15559) lên thay thế
Francois I làm vua nước Pháp không ủng hộ Công đồng, cho rằng nước Pháp không
có lạc thuyết nên không cần Công đồng chung, có thể lập Công đồng quốc gia để
canh tân Giáo hội trong nước. Ngày 01.05.1552 ông lại ký kết với Thệ Phản Đức
một hiệp ước Chămbord nhờ đó đã đem lại cho nước Pháp những phần đất Metz, Toul, Verdun và Cambrai còn ông phải tuyên hứa với
đồng minh để giúp họ chống lại Hoàng đế Carolo V.
Tình
thế khó khăn như vậy, Giáo chủ vẫn lên tiếng vào ngày 01.12.1550 sự tái khai
mạc Công đồng lại vào ngày 01.05.1551 tại Trentô.
Ngày 01.05.1551 khai mạc lần thứ 2 cho Công đồng
Trentô. Đây cũng là phiên họp thứ 12 của Công đồng. Vì số Nghị phụ quá ít pahir
ngưng lại. Bắt đầu tháng 09 thì các Giám mục của Đức mới lần lượt tái tham dự,
nhất là các Tổng Giám mục của các giáo tỉnh Mainz, Trier sau đó là Kưln. Trong
tháng kế tiếp thì số Giám mục của Đức lên đến 13 vị. Các vị Giám mục của Pháp
theo Henri II không đến dự. Nhờ vào tài liệu đã soạn thảo ở Bologna, vào phiên
họp thứ 13 vào ngày 11.10.1551 Công đồng xác định giáo thuyết về Thánh Thể: Sự
hiện diện thực sự của Chúa Giêsu qua lời
truyền phép trong việc biến đổi bản chất. Về vấn đề ban phát Bí tích Thánh Thể
dưới hai dạng thức ( Laien Kelch) Công đồng vẫn không bàn đến được thông qua
một cách nhanh chóng.
Trong
phiên họp thứ 14 vào ngày 25.11.1551 Công đồng xác định trong 9 chương về giáo
thuyết và 15 qui khoản về Bí tích Xá giải, Công đồng nhấn mạnh đến chỗ cần
thiết của việc xưng tội tư, đặc tính thẩm phán của lời xá giải và việc đền tội.
Sắc lệnh về Bí tích Bệnh nhân, với Luther thì đây chỉ là nghi thức cầu nguyện
nâng đỡ bệnh nhân thôi chứ không phải là Bí tích, thì nay Công đồng nhấc mạnh
đến đặc tính của Bí tích này.
Trong
phiên họp thứ 15 là phiên họp duy nhất có sự tham dự của Thệ Phản. Karl đã nắm
được các lực lượng của Thệ Phản và bắt họ phải đến Công đồng . Đầu tiên là nhóm
ở Brandenburg, nhóm này vào ngày 11.10 thì chấp nhận những nghị quyết của Công
đồng. Nhóm Württemberg. Người đại diện cho Strassburg, sử gia Johann Slaydan,
thì giữ vững lập trường của mình. Tất cả anh em Thệ Phản hợp tác với Sứ giả của
Quận công Moritz Ươn Sachsen vừa đến vào ngày 09.01.1552. Trong phiên họp
khoáng đại của Công đồng vào ngày 24.01, họ đòi buộc giải phóng các Nghị phụ
khỏi lời nguyền tuyên thệ với Đức Giáo hoàng, buộc ngài phải tùng phục Công
đồng theo lời xác quyết của Công đồng Constant, hủy bỏ tất cả những gì đã tuyên
bố về tín điều mà Công đồng đã làm việc. Công đồng không thể nào chấp nhận
những đề nghị của anh em Thệ Phản được. Thế là Công đồng vào ngõ bế tắc. trong
lúc đó thì những tin tức bất ổn từ Đức đưa tới bắt buộc các Giám mục ở Đức phải
vội vã trở về quê hương. Quận công Moritz von Sachsen, từ mùa hạ 1551 đã ký kết
với Pháp một hiệp ước, đã chuẩn bị chiến tranh chống Hoàng đế. Vào cuối tháng
03 Moritz khai chiến và từ Ausburg tiến công về phía Nam. Hoàng đế bị bất ngờ
tiến công phải vội vã rời bỏ InnsBruck.
Trento
bị đe dọa. Vào phiên họp thứ 16 vào ngày 2.04.1552 Đức Giáo hoàng ra lệnh tạm
ngưng CÔng đồng trong một thời gian ngắn là 2 năm. Sai đó vì nản chí Đức Giáo
hoàng Giulio III không tái lập nữa và ngài qua đời vào ngày 23.03.1555.
Đức Giáo hoàng Marcello
II.
Hồng y Marcello Cervini
phó chủ tịch Công đồng Trento lên nối ngôi Giáo hoàng Giulio III vào ngày
09.04.1555, sau 10 ngày lên ngôi ngài lâm bệnh nặng và qua đời ngày 01.05.1555.
Đức Giáo hoàng Phaolo IV ( 23.05.1555 – 18.08.1559).
Đức Giáo hoàng Phaolo IV, ngài là một Giáo chủ nghiêm
khắc chưa từng thấy trong lịch sử. Vừa lên ngôi Giáo hoàng, ngài muốn vạch một
hướng đi canh tân mới và chính Đức Giáo hoàng phải đảm nhận trách vụ đó. Có lẽ
vì ngài thấy việc triệu tập Công đồng gặp nhiều khó khăn và tiến triển khá
chậm. Ngài triệt để tiêu trừ lạc thuyết và các tệ nạn, không vị nể một ai, dù
những người có quyền hành. Để đẩy mạnh công tác, ngài đặt Hồng y Sứ thần ở bốn
nước để chuyển đạt mệnh lệnh của ngài cho các Giám mục và bắt thi hành. Vấn đề
cải cách Giáo hội, ngài thu lượm được một phần kết quả, nhưng trong vấn đề
chính trị ngài đã thất bại chua cay khi tìm cách chống lại ảnh hưởng của Tây
Ban Nha. Nhưng lần đổ vỡ nhất cho công cuộc của ngài chính là các cháu của
ngài. Theo đường lối gia đình chính trị, ngài trao chức vụ quốc vụ khanh cho
cháu của ngài là Caro Carafa. Vị Hồng y
này lại bí mật làm nhiều việc mại thánh cùng với 2 người cháu khác là Palliano
và Montebello. Công việc đến tai Đức Giáo hoàng, ngài cho điều tra, ngài hỏi
các Hồng y và cách chức 3 người cháu đó. Ngài buồn rầu, ngã bệnh và qua đời
ngày 18 08 1559.
Đức Giáo hoàng Pio IV (
15.12.1559 – 09.12.1568).
Sau 3 tháng chọn lựa, các Hồng y đồng ý chọn bầu một Hồng
Y Gioan Angelo de Medici. Vừa lên ngôi đã tạo gia đình trị, đặt các cháu và họ
hàng vào các cơ quan tòa thánh. Trên 20 cháu chắt của ngài ở tại Roma một trong
số đó, một người cháu vừa lên 21 tuổi được ngài đặt làm Hồng y quốc vụ khanh.
Đó là Carolo Borromeo một người quá
trẻ, nhưng khôn ngoan tài trí và thánh thiện.
Rút kinh nghiệm ở đấng
tiền nhiệm, Đức Giáo hoàng Pio IV lo tái lập Công đồng. Hoàn cảnh Công đồng xem
ra thuận tiện. Carolo V từ trước vẫn làm cản trở Công đồng từ băn 1557 nhường
ngôi cho Philippe II rút lui vào một tu viện ở Tây Ban Nha và chết năm 1558.
Còn Henri III phản đối Công đồng cũng qua đời năm 1559.
Đức Giáo hoàng Pio VI thất thế cho sứ thần đến gặp các
vua mới. Tự sắc triệu tập Công đồng ngày 29.11.1560 kêu gọi họp Công đồng vào
Phục Sinh 1561, nhưng thất bại, vì các vua mới tuy không chống lại nhưng tỏ ra
lãnh đạm hoặc không ủng hộ.
Không nản chí Đức Giáo hoàng cố gắng thuyết phục. Nhờ tài
ngoại giao của Hồng Y Morone, Ferdinand, Hoàng đế Đức và Philippe II vua Tây
Ban Nha bằng lòng ủng hộ vì hai ông hy vọng có thể dàn xếp xong xuôi vấn đề
liên lạc với Tòa thánh. Còn Catherine de Medicis nhiếp chính thay cho con là
Carolo XI vua nước Pháp vì thấy Thệ Phản Pháp đã trở thành một lực lượng đe dọa
và hy vọng chấm dứt được chiến tranh tôn giáo, nên cũng bằng lòng để các Giám
mục Pháp đến họp.
3.
Giai đoạn 3 (18/1/1562 -
4/12/1563)
PHIÊN HỌP
17:
Công đồng Trento tái
nhóm ngày 18.01.1562 và có thêm 7 phiên họp khoáng đại. Tham dự phiên họp thứ 17, tức là
phiên họp khai mạc cho giai đoạn 3 gồm 113 vụ có chức Giám mục và như thế có vẻ
một Công đồng chung hơn. Bốn Hồng y đặc sứ là Gonzaga, Seripando, Hosius và
Simonetta ngồi bàn chủ tọa.
Ngay ở phiên họp đầu này khi bàn
về trách nhiệm hiện diện tại nhiệm sở của các Giám mục thì Công đồng gặp phải
cơn khủng hoảng. Những vị Tây Ban Nha và một phần Ý cho trách nhiệm này phải
xem như là luật trực tiếp của Thiên Chúa (de inre divimo) như thế mới có thể
tránh đi những luật trừ được, trong khi đó những người thuộc giáo triều cho
rằng định nghĩa trên là một sự tấn công vào tối thượng quyền của giáo hữu.
Nhưng khi đầu phiếu phe giáo triều chỉ được một số ít dù vậy Đức Gio hồng cũng
đứng về phe họ và cấm không cho bàn đến vấn đề này nữa. Công đồng dậm chân tại
chỗ gần hai tháng trời.
Vào tháng 06 mây mù tan bớt,
chống đối cũng không còn nhiều, các nghị phụ lại bắt đầu làm việc trở lại. Các
ngài lấy lại những công tác tín lý còn bỏ dở ở năm 1551 học hỏi trở lại
PHIÊN HỌP 21: Thánh thể
Vào ngày 16.7.1562 đưa ra sắc
lệnh về việc Rước lễ (nói lên sự hiện diện của Chúa Kitô ở dưới một trong hai
dạng thức bánh rượu, mọi phần nhỏ mọn của bánh hay rượu đều có trót Mình và Máu
Thánh).
PHIÊN HỌP 22: Tế Phẩm và Tế Vật
Vào ngày 17.09.1562 đưa ra sắc
lệnh về Thánh Lễ. Sắc lệnh nhấn mạnh
ở những điểm như sau:
a.
Thánh lễ là tưởng niệm và hiện tại hóa lại cái chết hiến
tế Thập tự của Chúa kitô.
b.
Chỉ vì cùng một tế phẩm và cùng một Thượng Tế là chính
Chúa Kitô.
c.
Chỉ có khác cách thức dâng hiến (không đẫm máu).
Còn về việc cho Giáo dân rước máu
thánh hay không thì công đồng giành quyền đó cho Giáo chủ đoán xét.
Về việc có cho giáo dân rước lấy
Máu thánh hay không thì Công đồng giành quyền đó cho Đức Gio hồng đoán xét.
Vừa khi Công đồng lấy lại vấn đề
trách nhiệm cư trú tại địa sở của Giám mục, Công đồng lại gặp cơn khủng hoảng
và cuộc khủng hoảng này kéo dài đúng 10 tháng. Vấn đề nằm ở chỗ phải giải quyết
vấn đề cơ bản là việc liên lạc giữa tối thượng quyền của Đức Gio hồng
Đối với quyền của các Giám mục,
xác định rõ hơn chính là câu hỏi: làm thế nào hòa hợp giữa việc thiết lập chức
Giám mục do chính Đấng Kitô với tối thượng quyền của Đức Gio hồng? Trong những
tuần mà cơn khủng hoảng đi đến cao độ, thì cái chết len vào Công đồng. Trong
một khoảng thời gian ngắn từ 02-17.3 vì quá lo âu và nặng gánh công tác lần
lượt hai Hồng y đặc Sứ Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Công đồng là Gonzaga và
Scripando lần lượt qua đời. Đức Giáo Hoàng đã đặt Morone và Navagero lên thay
thế. Hồng y Morone là người hướng dẫn Công đồng ra khỏi cơn khủng hoảng.
PHIÊN HỌP 23: Bí Tích Truyền Chức Thánh
Ngày 14.7.1563 Công đồng mới bắt
đầu phiên
hop thứ 23 sau 10 tháng đứt khoảng. Công Đồng hạn hẹp công tác vào giữa
thuyết Thê Phản về Bí tích Truyền Chức
và một sắc lệnh về việc thiết lập các
chủng viện để đào tạo hàng giáo sĩ cũng được công bố trong phiên họp này.
Vào tháng 07. 1563 Hồng Y đặc sứ
Morone cũng đưa ra một bản kiến nghị canh tân gồm 42 điểm, cả mùa hè năm đó
Công đồng đã bàn thảo và sau hai phiên họp sau mới hoàn thành.
Bản kiến nghị qui định việc cắt
đặt và phận vụ của hồng y và Giám mục:
Tổ chức công đồng địa
phận (mỗi năm)
Công đồng miền (mỗi ba
năm)
Phận vụ kinh lý địa phận
của Giám Mục
Canh tân công tạo chính
tòa
Nhiệm sở họ đạo và giảng
thuyết ở họ đạo.
Ngoài ra còn việc canh
tân các dòng tu chỉ hạn hẹp ở vài việc xác định những luật lệ như: thu nhập,
tập viện, lủy cấm,…
PHIÊN HỌP 24: Bí Tích Hôn Nhân
Phiên họp thứ 24 vào ngày 11.11
Công đồng có đưa ra một sắc lệnh về đặc tính bí tích của hôn nhân, sắc lệnh này
được sắc lệnh canh tân Tamerri bổ túc : Các hôn phối thầm kín có nghĩa là những
hôn phối ký kết mà không có nhân chứng thì không những là không được phép mà
còn phải ngăn cấm, từ nay chỉ có những hôn phối ký kết trước mặt vị Linh mục có
thẩm quyền và ít nhất là hai nhân chứng và sau đó phải ghi vào sổ bộ, thì hôn
phối đó mới thành sự.
PHIÊN HOP 25: Luyện Ngục, ân xá, tin kính, các thánh, di
hài các Thánh và ảnh tượng
Phiên họp 25 cũng là phiên họp
cuối cùng, vào ngày 3 và 4 tháng 12.1563 Công đồng cũng công bố những sắc lệnh
về luyện ngục, ân xá, tôn kính các thánh… “việc kêu cầu chư thánh là tốt và
giúp ích cho ơn cứu độ”, các di tích của các Ngài được mọi tín hữu tín kính
cũng như những hình ảnh của Chúa Kitô và Chư thánh” không phải vì chúng tôi tin
rằng trong đó có quyền lực thần linh trú ẩn”, nhưng là chỉ để trình bày những
Nguyện Ảnh thôi. Về sắc lệnh ảnh tượng thì chỉ lập lại những căn bản định nghĩa
ở trong Công đồng chung thứ 7.
Vì có một số Giám mục Tây Ban Nha
chống đối kéo theo một số Giám mục khác, Hồng y Morone cũng muốn kết thúc gấp
Công đồng một lẽ vì tài chánh chi phí cho Công đồng lại quá cao. Dự định là
trung tuần thánh 12, nhưng ngay ngày 01.12 một lá thư của Đức Hồng y quốc vụ
khanh Carolo Boromêo báo tin Đức Gio hồng đau nặng. Chính vì thế phiên họp cuối
cùng, phiên họp thứ 25 chỉ họp có hai ngày, chỉ vì người ta chỉ duyệt lại và
xác nhận các sắc lệnh thôi. 199 Giám mục, 7 Đan viện phụ và 7 Bề trên dòng ký
tên vào bản Công đồng. Kết thúc Công đồng, Hồng y Guise, đứng đầu nhóm đối
kháng lại đứng lên nói lời cuối cùng. Ngài hoan hô đương kim Gio hồng cũng như
các đấng tiền nhiệm đã đem lại Công đồng, chúc tụng Hoàng đế Carolo V cũng như
Ferminard, chúc tụng các Nghị phụ đã tham dự Công đồng. Hồng y đặc sứ Morone
kết thúc với lời “Hãy đi bình an”.
Ngày 4 tháng 12 năm 1563 bế mạc
Công đồng Tridentino.
Ngày 26.01.1564 Đức Giáo Hoàng Pio IV ban tông chiếu
Benedictus Deus châu phê các sắc lệnh Công đồng và chính thức công bố.
V.
Những hệ quả của công
đồng Tridentino
A.
Về Tín Lý
-
Vấn đề Mạc khải, nguồn gốc của niềm tin.
v Thệ phản
Chỉ
nhận có Thánh Kinh và giáo dân được tự do xác tín không cần đến quyền giáo huấn
của Giáo hội.
v Công đồng trả lời:
Niềm
tin của người Công giáo đặt nền tảng trên Thánh Kinh và Thánh truyền. Giáo hội
có sứ mệnh bảo vệ tính cách tinh tuyền của hai nguồn đó, Giáo dân không được tự
ý giải thích Thánh, đặt cho Thánh Kinh một ý nghĩa khác với những điều Giáo hội
đã ấn định về đức tin và luân lý.
B.
Vấn đề công chính hóa,
v Thệ phản chủ
trương:
a/ Nguyên tội làm cho con
người hoàn toàn bại hoại, không thể lập được một công nghiệp nào cả.
b/ Thiên Chúa đã tiền định
cho một số người được cứu rỗi – Solagratia.
c/ Con đường cứu rỗi là
tin vào lời hứa.
d/ Simul instus, simul
peccator – Sự công chính hóa chỉ là bên ngoài, nội tại con người vẫn là tội
nhân.
v Công đồng
trả lời:
a/ Tội nguyên tổ không làm
bại hoại con người hoàn toàn, con người còn tự do làm lành lánh dữ, nơi cách
khác con người có thể tạo được công nghiệp.
b/ Công việc cứu rỗi đòi
hỏi sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, mặc dù nguyên tội có làm cho con
người bị thương, nhưng vẫn còn ý thức để tham gia vào sự cứu rỗi.
c/ Việc chống chính là cả
một cuộc biến đổi tận căn nội tại, chứ không phải chỉ phủ che bên ngoài. Nguyên
nhân chính là hồng ân Thiên Chúa nhưng đòi buộc có sự cộng tác của con người.
C.
Vấn đề bí tích
Ø
Công đồng đưa ra
giáo thuyết bí tích, người công giáo phải tin tất cả có 7 phép bí tích do Chúa
Giê su thiết lập.
Ø
Công đồng xác tín
bí tích là dấu hiệu chứa đựng ơn thánh và ban ơn thánh cho người lãnh nhận khi
không gặp cản trở.
Ø
Bí tích thành sự
khi người chủ sự hoàn thành tất cả những nghi thức do Giáo hội chỉ định (ex
opera operato).
Ø
Công đồng đưa ra
giáo thuyết về mỗi phép bí tích, nhưng đặc biệt là bí tích thánh thể: Chúa hiện
diện thực sự trong phép thánh thể
-
Hiện diện bản thể
chứ không phải năng lực như Calvin chủ trương.
-
Ngài hiện diện
toàn thể cả trong bánh cũng như rượu trong mỗi phần nhỏ của hai phụ thể. cách
thể hiện này chống lại chủ trương của Luther.
-
Công đồng cũng
dạy: Thánh Thể không những là bí tích mà thôi nhưng còn là tế hiến tế dâng lên Cha, điều mà tất cả thệ phản
điều phủ nhận.
v Về kỷ luật
Ngoài giáo thuyết chân
chính giáo hội cần phải cải tổ, tẩy trừ những tệ nạn và canh tân cho đúng theo
Lời chúa.
F Với các Giám Mục
N Công đồng đưa ra nhiều khoản chú trọng đến luật cơ sở
để giảm bớt vắng mặt trong giáo phận của mình.
N Các Giám Mục phải chú ý đến nhu cầu của Giáo Dân. Hằng
năm phải thăm viếng các xứ đạo trong địa phận của mình.
N Công đồng yêu
cầu các giám mục không giây mình vào chính trị, vào tiền bạc, lợi lộc và tránh
lụy thuộc vào những tranh chấp gia tộc.
F Với các Linh Mục
N Công đồng đòi hỏi các linh mục phải giữ Đức Khiết
Tịnh, lo luyện tập các nhân đức cho xứng hợp với nhiệm vụ của mình.
N Công đồng đòi buộc các linh mục phải giữ luật độc
thân.
N Các Ngài phải giữ luật cư sở và lo giảng dạy giáo dân,
để có thể chu toàn sứ mệnh đó, Công Đồng kêu gọi các Giám Mục thành lập các
chủng viện trong địa phận mình để đào tạo Linh Mục tương lai. Và đây có thể nói
là công lao lớn của Công Đồng.
F Với Giáo Dân
N Luật buộc mọi tín hữu dự lễ ngày chúa nhật và các luật
khác như cấm đấu gươm, ấn định nhiều luật về Hôn Phối.
N Còn về đòi hỏi của đời sống Công Giáo, Công Đồng muốn
dành việc đó cho cuốn sách Giáo Lý của Công Đồng.
N Cuối cùng, công việc quan trọng và khó khăn hơn cả là
ngăn cấm các ông hoàng không đước nhúng tay vào các vấn đề của Hội Thánh.
Ngày 26.1.1564 Đức Giáo Hoàng Pius IV ban tông huấn “Benedictus Deus” châu phê các sắc lệnh
Công Đồng và chính thức công bố trên toàn Hội Thánh.
Tôi xin bản Công Đồng Trento có được không?
Trả lờiXóa