A. DẪN NHẬP
Dù ta đi suốt cuộc đời,
Cũng không đi hết những lời mẹ ru.
Dù ta đi trọn kiếp
người,
Cũng không đi hết
những lời mẹ khuyên.
Từ đời đời, trong ý định của
Ngôi Lời Nhập Thể Đức Trinh Nữ Maria đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa. Mối
liên hệ giữa Chúa Giêsu và Mẹ Người bắt nguồn từ trong ý định ngàn đời của Chúa
Cha. Đức Maria trở thành Mẹ khả kính của Đấng Cứu Thế một hành vi hoàn toàn tự
do. Từ đây Mẹ hoàn toàn tự hiến cho con Mẹ và cho công cuộc của Người, luôn
luôn tuân theo Chúa Cha và Chúa Con. Là nữ tỳ, là cộng sự viên của Con Mẹ. Chính
vì thế Đức Maria có chỗ đứng quan trọng trong chương trình cứu rỗi và là người
luôn luôn chuyển cầu để thông ban ơn của Chúa xuống trên Giáo Hội. Vì vậy, Đức
Maria có vai trò quan trọng đối với Giáo Hội. Để hiểu rõ hơn về vai trò Đức
Maria đối với Giáo Hội chúng ta cùng tìm hiểu các mối tương quan giữa Mẹ và Hội
Thánh dưới ba mục sau đây :
(1) Người là Mẹ của Hội Thánh
(2) Người cộng tác với Chúa Cứu Thế
(3) Người là hiện thân của Hội
Thánh.
B. NỘI DUNG
I. ĐỨC MARIA LÀ MẸ CỦA
HỘI THÁNH
MỤC I: Đức Maria là
Mẹ của Hội Thánh
Công
đồng Vanticano II và Sách Giáo lý khi trình bày về Hội thánh đều dành một
chương trình bày Đức Trinh nữ Maria – Mẹ Thiên Chúa – trong mầu nhiệm Đức Kitô
và trong mầu nhiệm Hội thánh (số 963-975).
Dù ta đi suốt cuộc đời,
Cũng không đi hết những lời mẹ ru.
Dù ta đi trọn kiếp người,
Cũng không đi hết những lời mẹ khuyên.
Qua những
vần thơ trên cũng như qua mọi thời đại, Đức Maria vẫn luôn là Mẹ khả ái của
Giáo Hội. Người cầu xin tuôn đổ tràn đầy ân sủng Chúa Thánh Thần và hướng dẫn
nhắn nhủ các môn đệ và dân Chúa tới gần Chúa Giêsu hơn.
I. Từ Ngữ
Nên lưu ý đến nội dung của danh hiệu “Mẹ Hội Thánh”.
Thuật ngữ có thể hiểu theo hai nghĩa:
·
Hội Thánh là Mẹ
chúng ta
·
Đức Maria là Mẹ của
Hội Thánh
Từ ngữ “Mẹ Hội
Thánh” (Ecclesia mater, Eglise mère, Mother Church) xuất hiện từ lâu đời, và có
thể hiểu theo nhiều nghĩa :
ü Khi một Hội Thánh đi thiết lập một giáo đoàn mới, thì giữa
hai cộng đoàn nảy sinh một mối liên hệ “mẹ - con” : Giáo Hội Mẹ đã
sinh ra Giáo Hội con.
ü Nói cách bao quát hơn, Hội Thánh là Mẹ của các tín hữu, bởi
vì đã sinh ra họ vào đời sống siêu nhiên nhờ Lời giảng và các bí tích (x. GLCG
số 169; 181; 2030).
Thuật ngữ Đức Maria
là “Mẹ của Hội Thánh” (Mater Ecclesiae, Mère de l`Eglise, Mother of the
Church) tương đối mới mẻ.
Với tước hiệu “Mẹ của
Hội Thánh” nói lên tương quan mẫu tử của Đức Maria với Giáo Hội.
Tước hiệu này ít được
sử dụng trong quá khứ, nhưng mới đây trở nên phổ biến hơn trong những công bố của
huấn quyền Giáo Hội và trong sự sùng kính của dân Kitô hữu. Đầu tiên, người tín
hữu kêu cầu Đức Maria với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, “Mẹ tín hữu” hay là “Mẹ
chúng con” để nhấn mạnh tới tương quan với từng đứa con của mình.
II. Nền tảng Thánh Kinh
Đức Maria
là hình ảnh tóm tắt về Hội thánh. Trong đức tin, bất cứ ai mong ước được đưa
đến gần mầu nhiệm Hội thánh sẽ nhìn vào Đức Maria. Bởi vì “Những gì đức tin
Công giáo tin về Mẹ Maria, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó tin về Đức
Kitô, nhưng những gì đức tin dạy về Mẹ Maria, lại là, sáng tỏ đức tin vào Đức
Kitô” (số 487). Đức Maria là ai để Hội thánh đi theo trong sự hiệp thông của Mẹ
với Đức Kitô ? Trước hết ta nhìn vào Thánh Kinh qua các biến cố:
Ø Khi sứ thần truyền tin (Lc 1, 26-38)
Khi sứ thần truyền tin,
Đức Trinh
Nữ Maria
đã đón nhận Ngôi Lời Thiên
Chúa trong tâm hồn và thân xác, và
đem Sự Sống đến cho
Thế gian" (GH 53). "Như
thế, Đức
Maria, con cháu Ađam, vì chấp nhận lời Thiên
Chúa, đã trở nên Mẹ Đức Giêsu" (ID 56). Mẹ
đã liên kết mật thiết với Con từ lúc thưa tiếng "Xin Vâng"
trong ngày truyền tin.
Qua lời “Xin Vâng” của Mẹ mà Hội thánh được bắt đầu. Mẹ là
gương mẫu cho đời sống đức tin và đức mến của Hội thánh. Đức tin kiên vững của
Mẹ là nền móng trên đó đức tin của chúng ta tựa vào. “Chính vì đức tin này mà
Đức Maria sẽ được mọi đời khen là diễm phúc” (số 148).
Ø Khi Đức Mẹ đứng dưới
chân Thập Giá (Ga 19,26-27)
Tiếng “Xin Vâng” ấy kéo dài đến lúc Chúa Kitô
chết trên thập giá. Dưới chân thánh giá, Mẹ trở thành Mẹ Hội thánh khi Đức Kitô trên thánh giá
trao Mẹ cho môn đệ Người yêu mến: “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga 19,27). Chính tác giả Tin mừng, khi nói Chúa Giêsu chết “để qui
tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11, 52), đã chỉ rõ
sự sinh ra Giáo Hội như là hoa quả của hy lễ cứu chuộc mà Đức Maria đã kết hợp
với mẫu tính. Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con Một của mình và dự phần vào hy lễ của Con, với tấm lòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế hy vật do lòng mình
sinh ra.
Như thế, Đức Trinh
Nữ cũng
đã tiến bước trong
cuộc lữ hành đức tin,
trung thành hiệp nhất với Con
cho đến bên thập giá,
là nơi mà theo ý Thiên Chúa, Ngài đã từng ở
đó" (Ga 19,25).
Ø Trong nhà tiệc ly,
ngày Chúa Thánh Thần (Cv 1, 14; 2, 3-4)
Sau khi Đức Giêsu lên trời, Đức Maria đã ở giữa các Tông đồ, như người Mẹ "giữa một đàn em đông
đúc" của Đức Giêsu (Rm 8,29), Con của Mẹ. Người cùng cầu
nguyện với Hội Thánh sơ khai: "Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu" (Cv 1,14). Hơn nữa: "Đức Maria cũng tha
thiết cầu xin Thiên Chúa
ban Thánh Thần, là Đấng đã bao phủ lấy Người trong ngày Truyền Tin" (GH 59), và "ai
nấy được tràn đầy ơn Thánh Thần" (Cv 2- 4) trong ngày lễ Ngũ Tuần.
Thánh sử Luca nhấn mạnh vai trò người mẹ của Đức
Maria trong Giáo Hội mới sinh; bằng cách so sánh vai trò đó với vai trò của Người
khi sinh ra Đấng Cứu Thế. Chiều kích Mẹ như thế trở thành một yếu tố cơ bản trong
tương quan của Đức Maria với Dân mới được cứu chuộc.
Vậy để ta có thể trả
lời cho câu hỏi: Đức Maria là ai
để Hội thánh đi theo trong sự hiệp thông của Mẹ với Đức Kitô?
Đức Maria là chi thể
trỗi vượt và là gương mẫu sáng ngời của Hội Thánh, vì người đã là mẹ của Đầu là
Chúa Kitô, thì cũng là mẹ của toàn thân là Hội Thánh.
III.
Lịch sử
Dựa theo lời của Chúa Giê su trên Thập giá đã trối lại
Đức Maria là mẹ của người môn đệ, các tín hữu đã nhìn nhận một mối tình mẫu tử
của Người. Niềm tin ấy được phát biểu qua những kêu cầu “Đức Maria là mẹ của
các tín hữu” (hoặc của các Kito hữu), “Mẹ của chúng con”.
Không ai chối cãi
người Công giáo có lòng sùng kính đặc biệt đối với Ðức Maria. Và lòng sùng kính
ấy đã có từ thời Giáo hội sơ khai, mà cao điểm là Công đồng Êphêsô với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) và từ đó,
rất nhiều tước hiệu đã được xưng tụng về ngài. Ấy thế, nhưng đến thời Thệ Phản,
dù vẫn tôn kính ngài, người ta tìm cách loại bỏ hầu như hết mọi tước hiệu của
ngài, ngoại trừ tước hiệu Mẹ Chúa Giêsu. Giáo hội Công Giáo vẫn một lòng tôn
kính ngài như trước. Nhiều người không nghĩ như thế, họ viện dẫn Công đồng
Vatican II để biện bác rằng lòng sùng kính ấy nay đã khác rồi, nhất là tước
hiệu Mẹ Giáo hội không còn thích hợp nữa, vì Ðức Mẹ cũng là một tín hữu, do đó
cũng là một thành viên của Giáo hội, không thể là Mẹ Giáo hội được. Sự thật ra
sao?
Trước Công đồng Vatican II, biểu thức này tìm thấy trong Huấn
quyền của đức Lêô XIII, trong đó, ngài xác nhận đức Maria “quả thực là Mẹ Giáo
Hội” (Acta Leonis XIII, 15,302). Tước hiệu này sau đó được đức Gioan
XXIII và đức Phaolô VI sử dụng nhiều lần. Ðức Gioan Phaolô II cũng trích dẫn
lại các biến cố Kinh Thánh như Truyền Tin, tiệc cưới Cana, đồi Calvary và cả
sinh hoạt Hội Thánh sau khi Chúa về trời trong Tông đồ Công vụ (1:14) để minh
chứng vai trò Mẹ Giáo Hội của Ðức Maria. Các giáo phụ cũng thế, tuy không minh
nhiên gọi ngài là Mẹ Giáo hội, nhưng nhiều biểu thức cho thấy ngài quả là Mẹ
Giáo hội.
Thánh Irênê cho hay đức
Maria “đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho toàn thể nhân loại” (Haer. 3,
22,4; PG 7,959), và cung lòng tinh sạch của Trinh Nữ “tái sinh con người trong
Thiên Chúa” (Haer.4, 33, 1; PG 7, 1080).
Thánh Ambrôsiô cho hay “Một Trinh nữ đã
hạ sinh ơn cứu độ cho thế gian, một Trinh nữ đã ban sự sống cho muôn loài” (Ep.
63,33; PL 16, 1198).
Thời Trung cổ, thánh Anselmô thưa với
Ðức Mẹ như thế này:”Mẹ là Mẹ của sự công chính hóa và của kẻ được công chính
hóa, Mẹ của sự hoà giải và của kẻ được hoà giải, mẹ của sự cứu độ và của kẻ
được cứu độ” (Or. 52,8; PL 158, 957).
Với sự chuyển hướng của thánh Mẫu học (từ tương quan với
Chúa Kitô sang tương quan với Hội Thánh), nhiều nhà thần học không chỉ muốn
nhìn Đức Maria như là phần tử ưu vượt của Hội Thánh, những còn như là “Mẹ của
Hội Thánh nữa”.
Trong thời gian nhóm họp công đồng Vanticano II, một số
nghị phụ đã yêu cầu tuyên bố Đức Maria là “Mẹ của Hội Thánh”. Tuy nhiên công
đồng đã tỏ ra dè dặt bởi vì còn gặp thấy nhiều vấn nạn thần học, cũng như những
dè dặt được được nêu lên từ phía các Giáo Hội ngoài Công Giáo. Như vừa nói trên
đây, thần học vốn quen thuộc với thuật ngữ “Hội Thánh là Mẹ” (Mẹ Hội Thánh) bây
giờ thêm tước hiệu “Mẹ của Hội Thánh” thì sẽ gây nhiều hiểu lầm. Mặc khác, nếu
Hội Thánh đã là mẹ, thì việc tuyên xưng Người là Mẹ của Hội Thánh sẽ biến Người
thành “bà ngoại” của chúng ta hay sao?
Ngoài vấn đề ý niệm và từ ngữ, một vấn nạn quan trọng hơn
được nêu lên là: Đức Maria ở trong hay là ở ngoài (hay ở trên) Hội Thánh? Nếu Người là mẹ thì ắt là ở trên
Hội Thánh. Như vậy làm sao dung hòa với xác tín cổ truyền rắng Đức Maria cũng
là thánh phần Hội Thánh, bởi vì Người thuộc về hàng ngũ các môn sinh của Đức
Giê su?
Vì những khó khăn ấy, cho nên công đồng không trực tiếp
tuyên xưng Đức Maria là “Mẹ của Hội Thánh”, nhưng chỉ dùng những kiểu nói tương
đương.
Công đồng
Vatican II dành chương
cuối cùng (Chương 8) trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) để
nói về Ðức Maria, đây là hiến chế nói về Giáo Hội. Theo hồi ký của Ðức Denis E.
Hurley, Tổng Giám Mục Durban, Nam Phi, một trong những tổng giám mục chủ lực
của Công Ðồng từ lúc chuẩn bị đến ngày kết thúc, thì vấn đề đặt Ðức Mẹ ở chỗ
nào trong các văn kiện của Công Ðồng đã được tranh luận gay gắt. Người thì cho
rằng cần phải có một đề án riêng, bởi không có gì xúc phạm đến danh dự của ngài
cho bằng chỉ nhắc đến ngài trong đề án nói về Giáo hội. Người khác lại cho rằng
Ðức Maria không muốn điều gì khác hơn là được liên kết chặt chẽ với Giáo hội.
Kết quả đầu phiếu cho thấy 1114 nghị phụ ủng hộ ý kiến sau, 1074 vị ủng hộ ý
kiến đầu, hơn kém không đến 2% (xem Eyewitness To Vatican II, The
Southern Cross, 2001, bài 6).
Như thế xem ra đề án này chắc chắn đã được sửa đổi thêm
bớt rất nhiều trước khi đem ra biểu quyết để trở thành bản văn chính thức được
công bố tại Ðền thờ Thánh Phêrô ngày 21 tháng Mười Một năm 1964. Trong bản văn
chính thức này, tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria không được minh nhiên nhắc
đến, như chính đức Gioan Phaolô nhận định trong bài Giáo lý nói ngày
17-09-1997. Nhưng ngài thêm: Không thể lầm lẫn được là văn bản này đã đề cập
đến nội dung của tước hiệu ấy bằng cách lặp lại một tuyên bố của Ðức Bênêdictô
XIV năm 1748, trong đó, vị tiền nhiệm đáng kính của Ta, khi miêu tả các tình
cảm con thảo của Giáo hội, những tình cảm nhìn nhận đức Maria là mẹ thân yêu
của mình, đã gián tiếp xưng tụng ngài là Mẹ Giáo hội (L’Osservatore Romano,
Ấn bản Hàng tuần bằng Tiếng Anh, ngày 24-09-1997, tr.11). Khỏi nói cũng hiểu
đối với đức Gioan Phaolô II, tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria là một điều
hiển nhiên.
Đức Phaolô VI, người đã công bố hiến chế trên, đã chính
thức và minh nhiên công bố tước hiệu Mẹ
Giáo hội của Ðức Maria, cũng trong ngày công bố hiến chế này, tức ngày 21 tháng 11 năm 1964, trong
buổi lễ kết thúc Công Ðồng tại Ðền thờ Thánh Phêrô, trước mặt toàn thể nghị phụ
và các quan sát viên Chính Thống cũng như Tin Lành, Thệ Phản: rằng: “Ðức Maria
là Mẹ Giáo hội, nghĩa là của toàn thể Dân Chúa, tín hữu cũng như mục tử”. Và
ngài yêu cầu “từ nay Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc phải được tôn kính và khẩn cầu với
tước hiệu này bởi toàn thể dân Kitô giáo” (AAS, 1964, 37). Gần hai năm
sau, ngày 15 tháng 9 năm 1966, để
chuẩn bị cho tháng Mân Côi và kỷ niệm một năm ngài qua New York đọc diễn văn
trước Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, Ðức
Phaolô VI công bố tông thư Christi Matri (Mẹ Ðức Kitô) trong đó ngài
có nhắc đến cuộc chiến đẫm máu đang xẩy ra tại Ðông Á (ám chỉ Việt-Nam) để thúc
giục Dân Chúa khẩn cầu Ðức Mẹ cho hòa bình. Trong tông thư này, ngài nhấn mạnh:
“Ta muốn những lời cầu liên tục và tha thiết được dâng lên cho Ðấng Ta đã công
bố là Mẹ Giáo hội, người Mẹ thiêng liêng, trong lúc cử hành Công Ðồng Vatican
II, qua đó đã được sự tán thưởng của các Nghị phụ và thế giới Công giáo, và xác
nhận một điểm của học lý cổ truyền. Bởi vì Mẹ Chúa Cứu Thế, như Thánh Augustinô
dạy ‘chắc chắn cũng là Mẹ các chi thể của Người’ và Thánh Anselmô cũng đồng ý
bằng những lời sau ‘còn gì xứng hợp hơn khi Mẹ là Mẹ của những kẻ mà Chúa Kitô
đã đoái thương trở thành cha và anh?’” (ASS, 1966, 745-749).
IV.
Ý NGHĨA THẦN HỌC
Theo nền tảng Thánh
Kinh thì, ơn gọi đầu tiên của Đức Maria là nhận làm Mẹ của Đức Giêsu Kitô Con
Thiên Chúa làm người: không những là “mẹ” theo nghĩa thể chất (cưu mang, sinh đẻ)
nhưng cả về nghĩa tinh thần (giáo dục thành người, giáo dục về cách sống đạo).
Tuy nhiên, việc làm Mẹ của Đức Giê su không chỉ giới hạn vào con người ấy xét
như là cá thể.
Thực vậy, Đức Giê su còn là Vị Cứu Thế nhân loại, vì
vậy khi nhận làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria cũng trở thành Mẹ tinh thần của hết
những người được Đức Kitô cứu chuộc nữa. Điều này không phải chỉ là một suy
đoán của chúng ta, nhưng chính Chúa Giê su từ trên Thập giá đã muốn như vậy (Ga
19,26-27).
Tóm lại, khi nói tới sứ mạng làm Mẹ của Đức Maria,
thì ơn gọi ấy bao hàm vừa là:
§ Mẹ là Mẹ của Đức Giê su về thể xác (maternitas carnalis).
§ Mẹ là Mẹ về phần tinh thần (maternitas spiritualis) của Đức
Giêsu và của toàn nhiệm thể của Ngài.
Công đồng đã gọi Đức
Maria là “Mẹ trong hệ ơn thánh” (mater in ordine gratiae, Lg 61). Ta không nên
hiểu tiếng “mẹ” theo nghĩa bóng (tình cảm) mà thôi; giữa Người với các tín hữu
có một mối dây liên kết sánh được như mối dây của tình mẹ con thực, tức là do sự
sinh hạ: Người sinh ra chúng ta trong ơn thánh khi cộng tác với sứ mạng của
Chúa Cứu Thế.
Do đó, phần nào Đức
Maria đã trở thành mẹ của các Kitô hữu khi nhận làm mẹ của Đức Kitô: Đức Kitô
là đầu của Hội Thánh (là thân thể của Người).
Chức phận làm Mẹ
thiêng liêng lại còn nổi bật hơn nữa từ lúc được Đức Kitô ủy thác. Cũng như lịch
sử ơn cứu chuộc không kết thúc tại chân thập giá nhưng còn tiếp tục cộng tác với
Đức Kitô trong suốt thời đại của Giáo Hội như vậy: Đức Maria tiếp tục vào công
cuộc tái sinh các linh hồn vào Nước của Chúa, đặc biệt qua lời chuyển cầu, qua
sự giáo dục đức tin. Giáo Hội nhìn lên Đức Maria để học hỏi cách thức thi hành
chức vụ làm mẹ: lòng nhiệt thành sinh ra những con cái đông đảo cho nước Trời
qua việc cầu nguyện, loan báo Phúc Âm, dạy dỗ về các nhân đức.
Tóm lại
Đức Maria có một vị trí quan trọng trong Hội thánh bởi vì:
Đức Maria là chi thể trỗi vượt và là gương mẫu
sáng ngời của Hội Thánh, vì người đã là mẹ của Đầu là Chúa Kitô, thì cũng là mẹ
của toàn thân là Hội Thánh.
Đức Maria được gọi là Mẹ Giáo
Hội vì:
1/ Bà thụ thai và
sinh ra Chúa Giêsu Kitô, Người lập ra Giáo Hội và là đầu của Giáo Hội. Đầu và
thân thể không thể tách rời nhau. Bà là Mẹ của Ngài, anh em của chúng ta, nên
bà cũng là mẹ của toàn thể nhân loại.
2/ Bà hoàn toàn
nhận biết và đã quảng đại hy sinh Con mình trên thập giá, Bà thật sự chấp nhận
khổ đau đến cùng cực để cộng tác vào chương trình cứu độ của Con mình.
3/ Bà đứng chết
lặng dưới chân thập giá, Chúa Giêsu đã không an ủi hay trối trăng cho Bà - như thói
thường- mà lại trao cho Bà một nhiệm vụ tối quan trọng đó là làm Mẹ Giáo Hội,
khi nói : "Này là con Bà" (Ga 19:27)
4/ Bà chăm sóc Giáo
Hội tiên khời từ ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (ngày thành lập Giáo Hội)
cho đến khi Bà được về trời cả hồn lẫn xác.
5/ Tất cả ân sủng,
do công nghiệp Chúa Giêsu nhận được bởi cái chết đau thương của Ngài trên thập
giá, được ban phát cho chúng ta qua Mẹ chí thánh của Ngài -Đấng trung gian các
ân sủng. Và Bà vẫn tiếp tục chăm sóc và quan phòng chúng ta những chi thể của
Giáo Hội như Mẹ chúng ta, bởi lời cầu xin, sự can thiệp thần thế của Bà trên
thiên quốc nơi ngai báu của Con Bà.
Công Đồng Vaticanô II tin nhận rằng : Giáo Hội ở đâu
Đức Maria ở đó. Đức Maria ở đâu, Chúa Thánh Thần “linh hồn của Giáo Hội” cũng ở
đó (x. LG7), cùng với Chúa Cha và Chúa Con.
II. ĐỨC MARIA CỘNG TÁC VỚI CHÚA CỨU THẾ
Như chúng ta đã biết, khi chấp nhận lời sứ thần truyền
tin, Đức Maria không chỉ nhận làm mẹ của cá nhân Đức Giêsu nhưng là nhận làm mẹ
Đấng cứu thế. Nói khác đi, việc chấp nhận làm mẹ của Đức Giêsu bao hàm cả việc
chấp nhận thông dự vào công cuộc cứu chuộc của con mình. Xem ra Thánh Phaolô
(Gl 4,4) đã gắn liền hai khía cạnh ấy khi viết rằng Đức Kitô sinh bởi người nữ
để cứu chuộc nhân loại. Dù sao đi nữa, kinh tin kính đã gắn liền việc Ngôi Hai Nhập
Thể sinh bởi trinh nữ Maria với chủ đích cứu chuộc “vì loài người chúng tôi và
để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần
người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người”.
Sự cộng
tác của Đức Maria vào chương trình cứu chuộc nhân loại có thể nhìn dưới hai
khía cạnh:
1. ĐỨC MARIA ĐỒNG CÔNG
CỨU CHUỘC
Khi
nói rằng Đức Trinh Nữ Maria được nhìn nhận và tôn kính như là thân mẫu Thiên
Chúa, thân mẫu Đấng Cứu Thế (HT 53). Công đồng đã muốn chúng ta chú ý tới mối
liên hệ giữa chức làm mẹ của Đức Maria với ơn cứu độ.
Sau
khi đã ý thức vai trò làm mẹ của Đức Maria – đã được đạo lý và các thế kỷ đầu
tiên tôn kính như là Mẹ Trinh khiết của Đức Giêsu Kitô và là mẹ của Thiên Chúa.
Sang thời trung cổ lòng đạo đức và suy tư thần học của Hội Thánh đã đào sâu sự
cộng tác của Đức Maria vào công trình của Chúa
Cứu Thế. Vấn đề đặt ra trong thời gian này là “đồng công cứu chuộc”.
Vậy để hiểu về vấn đề đó, chúng ta tìm hiểu về vai trò và sự hiện diện
của Đức Maria trong suốt hành trình của Chúa Kitô như thế nào ?
a. Sự liên kết của
Đức Maria với Nhập Thể
Sự cộng tác đầu tiên của Đức Maria vào công trình cứu độ
được thực hiện ngay trong Mầu Nhiệm Nhập
Thể. Bắt
đầu là biến cố Truyền Tin ( Lc 1, 26 38 ).
Đức
Trinh Nữ thành Nadaret này được sứ thần Chúa sai đến cúi chào là “Đấng Đầy Ơn”
(Lc 1,28 ) và Mẹ đã trả lời sứ thần rằng: “Đây là nữ tỳ của Chúa, xin vâng lời
sứ thần” ( Lc 1,38 ). Như vậy khi ưng thuận lời Thiên Chúa, Đức Maria trở thành
Mẹ của Chúa Giêsu. Sự ưng thuận này có liên quan đến công trình cứu độ của Chúa
Giêsu. Vì Mẹ đã đem hết tâm hồn tròn đầy, không vương vấn tội lỗi mà tán thành
thánh ý cứu độ của Thiên Chúa. Hơn nữa, Mẹ đã ưng thuận một cách ý thức và tự
do. Nên Mẹ đã hiến trót thân mình cho thân thế và sự nghiệp của con Mẹ, như một
nữ tỳ của Chúa. Như thế, ngày truyền tin không những người ưng thuận sinh ra một
con người mới, không những ưng thuận sinh ra một Ngôi Lời trong thân xác…mà còn
ưng thuận sinh ra Đấng Cứu Thế, nghĩa là góp phần vào ơn cứu độ mà nhập thể là
bước khởi đầu.
b. Sự liên kết của
Đức Maria với cuộc đời công khai của Chúa Giêsu
Trong
cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, Đức Maria cũng xuất hiện tỏ tường ngay từ đầu,
khi ở tiệc cưới thành Cana xứ Galile. Vì cảm thương, xúc động Mẹ đã dùng quyền
cầu bầu mà giới thiệu phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu ( Ga, 1- 11). Sự hiện diện
của Đức Maria trong tiệc cưới này với tư cách là thân mẫu của Chúa Giêsu và điều
đó còn có ý nghĩa là Mẹ đã góp vào việc “khai mầu các dấu lạ” của Chúa Giêsu.
Hơn nữa, trong cuộc di chuyển giảng thuyết của Chúa, có lần Mẹ đã lắng nghe những
lời mà Con Mẹ nói để tuyên dương những người lắng nghe và vâng giữ lời Thiên
Chúa là có phúc (Mc 3, 35; Lc 11, 27 – 28 ). Như Mẹ đã từng tín trung và vâng
giữ ( Lc 5,11 ).
c. Sự liên kết của Đức Maria với cuộc tử nạn của Chúa
Giêsu
Tiếng “xin vâng” ban đầu của Đức Maria đã dẫn
Mẹ đến dưới chân Thánh giá, nơi Mẹ vẫn thể hiện sự vâng phục của lòng tin, đồng
thời cũng chính nơi đây, Mẹ kết hiệp với Mầu Nhiệm đau thương của Chúa Giêsu.
Cũng tại nơi đây, Mẹ nhận nhân loại làm con của mình, “Thưa Bà này là con Bà”.
Như thế, Đức Maria đã trung thành hiệp nhất với con cho đến bên thập giá. Đức
Maria đã đau đớn, chịu khổ cực với con một của mình và dự phần vào hy lễ của
con, với tấm lòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế hy vật do lòng
mình sinh ra. Đức Maria đã tiến mạnh trên hành trình cứu độ của Chúa Giêsu và
khăn khắn hợp nhất cùng con Mẹ cho tới cực hình thánh giá, nơi Mẹ đã hiên ngang
đứng vững vì có ý muốn của Chúa, Mẹ đã chịu đau khổ dữ dằn cùng con duy nhất của
Mẹ, mà đem hết tâm hồn từ mẫu liên kết cùng lễ hy sinh con Mẹ dâng lên.
Như
thế, khi chấp nhận lời sứ thần truyền tin, Đức Maria không chỉ nhận làm mẹ của
cá nhân Đức Giêsu mà nhận làm mẹ của Đấng Cứu Thế. Việc chấp nhận làm mẹ của
Chúa Giêsu bao hàm cả việc thông dự vào chương trình cứu chuộc của con mình….
Khi mang thai, khi sinh ra, khi nuôi nấng, khi dâng Đức Giêsu vào Đền thờ cho
Chúa Cha khi cùng chịu khổ với con mình trên thánh giá. Đức Maria đã hợp tác với
công cuộc của Đấng Cứu Thế cách vô song.
§ Thiết nghĩ, với tất cả minh chứng trên cũng có thể
làm cho ta hiểu rõ vấn đề ta đặt ra lúc đầu, đó là vấn để Đức Maria có đồng
công cứu chuộc hay không? Và mỗi người chúng ta có thể trả lời một cách xác quyết
hơn đúng không?
Đứng trước những tranh
luận, giằng co và mâu thuẫn về vấn đề này, thiết nghĩ chúng ta không nên dừng lại
ở việc chọn hay bỏ, nên tin hay không tin nhưng hơn hết cần phải tìm hiểu đâu là
ý nghĩa thực sự của danh xưng này và điều đó sinh hiệu quả gì cho chúng ta
trong tương quan với Thiên Chúa.
Trở về với lịch sử của
những thế kỷ đầu, thế kỷ II, một số giáo phụ đã đối chiếu Đức Maria như Eva
mới: cũng như Eva đã cộng tác với Adam tron việc đưa nhân loại tới chỗ diệt
vong như thế nào, thì Đức Maria cũng đã cộng tác với Chúa Giêsu trong việc cứu
chuộc như vây. Sang thế kỷ X, xuất hiện từ ngữ “Redemptrix” (nghĩa là cứu đấng
chuộc lại) áp dụng cho Đức Maria. Nhưng nhận thấy từ ngữ này không chỉnh nên
khoảng giữa thế kỷ XV–XVI, người ta
phải sửa lại là “corredemptrix”. Trong danh từ “Corredemptrix”, tiếp đầu ngữ “cor”
có gốc tiếng Latinh là “cum”, nghĩa là cùng với hay là đồng, hơn nữa
“redemptrix” có gốc latinh là động từ “redimere”có nghĩa là mua lại. Do đó, “corredemptrix”
theo nghĩa đen là “người phụ nữ mua với” hay “người phụ nữ cùng với người cứu độ”
( việt nam dịch là “đồng công”).
Như vậy, khi sử dụng từ
ngữ “ Corredemptrix” các nhà suy tư thần học đã đưa ra ý nghĩa cũng như vai trò
của Mẹ Maria. Mẹ là hữu thể được mời cộng tác với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu
độ, chứ hoàn toàn không có ý đặt Mẹ ngang hàng với Chúa Giêsu. Sự dè dặt của
nhiều người khi sử dụng từ ngữ này cho thấy sự giới hạn của các dịch thuật cũng
như sự hạn hẹp trong cách hiểu của người sử dụng.
Chúa Kitô đã thực hiện công cuộc cứu độ thế
gian qua việc đổ máu mình và chết trên thập giá để cứu chuộc tội lỗi thế gian,
nhờ đó người đền bồi mọi tội lỗi và ban mọi ơn sủng cho nhân lọai được cứu rỗi.
Mẹ Maria được mời gọi cộng tác vào việc cứu chuộc trên nhưng theo kế hoạch của
Thiên Chúa nên có thể hiểu đồng công cứu chuộc do sự mang thai, sinh dưỡng Chúa
Con, do lời cầu nguyện, sự hy sinh suốt đời của Mẹ.
Cho
đến nay, hạn từ đó chỉ được nhắc tới 3 lần trong các văn kiện của Tòa Thánh.
§ Năm 1908, Bộ Nghi Lễ đã chấp thuận thỉnh nguyện của
Bề Trên tổng Quyền dòng Tôi Tớ Đức Bà được cử hành lễ kính Bảy sự đau đớn của Đức
Mẹ vào chủ nhật thứ ba trong tháng chín, ngõ hầu tăng gia lòng mộ mến với Đấng
từ bi đồng cứu chuộc nhân loại”.
§ Ngày 12/08/1913,
Bộ Thánh Vụ cho phép thêm danh Đức
Maria vào ngợi khen trước đây dành riêng cho Chúa Giê su: “Laudetur Jesus et
Maria, hodie et semper”, với lý do để tôn kính Đức Maria, Đấng đồng công cứu
chuộc của chúng ta (AAS 5,1913, p.364).
§ Một năm sau đó, Bộ Thánh Vụ đã ban ơn tiểu xá 100 ngày
khi đọc kinh phạt tạ Đức Mẹ Maria trong đó có câu “Đấng đồng cứu chuộc loài người”
(AAS 6,1914, p.108).
§ Đức Pio XI đã dùng tước hiệu này vài lần:
-
Trong
lời nguyện đọc nhân dịp kết thúc năm thánh cứu chuộc 1933 (Osservatore Romano
01/12/1933).
-
Trong
dịp tiếp kiến các người hành hương từ Vicenza (01/12/1933).
-
Tiếp
kiến các Hiệp hội Thánh Mẫu Tây Ban Nha (25/03/1934).
-
Diễn
văn truyền thanh bế mạc năm thánh cứu chuộc tại Lourdes (28/04/1935).
§ Thế nhưng các Đức Giáo Hoàng kế tiếp không dùng hạn từ đó
nữa. Tới thập niên 40, các nhà thần học đã cố gắng tìm ra những từ ngữ đỡ
hàm hồ hơn. Ví dụ như: “social”, “collaboratrix”.
§ Khung hướng này
đã ảnh hưởng tới công đồng Vanticano II,
trong hiến chế Lumen Gentium số 58 và
số 62, khi mô tả sự cộng tác của Đức Maria vào hiến tế của Đức Kitô.
Ta có thể nó ghi nhận rằng công đồng đã dùng tiếng
“social” và coi sự cộng tác của Đức Maria từ khi thụ thai cho tới Thập Giá.
Như vậy, giáo
lý về Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc không thể hiểu một cách hàm hồ rằng, Mẹ đóng một
vai trò ngang bằng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại. (nghĩa là
không thể hiểu 50 – 50 trong vai trò cứu chuộc của Đấng Cứu Thế).
Như
trình bày ở trên, Đức Maria là người cộng tác vào công trình cứu độ của Đấng Cứu
Thế. Vậy Đức Maria không phải là nguồn ân sủng, cũng không thông truyền ân sủng,
nhưng người làm trung gian và phân phát ân sủng bằng cách cầu khẩn. Nghĩa là
người chỉ mở tay phân phát sau khi đã chắp tay hướng về Đức Kitô cầu khẩn cho
Thế giới. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
2.
ĐỨC MARIA TRUNG
GIAN CÁC ƠN THÁNH
Ø Theo nghĩa thường
Người trung gian
là người đứng giữa hai phía để môi giới hòa giải hai bên, hay giàn xếp công việc
cho cả hai bên.
Còn tước hiệu trung gian của Đức Maria được hiểu như
thế nào?
Trong lịch sử Giáo Hội, tước hiệu trung gian của Đức
Maria từng bị chống đối kịch liệt bởi Jansenius, ông đã đổi lời kinh: “Đức Mẹ
thông ơn Thiên Chúa” thành “Mẹ của tác giả ân sủng”. Lời thánh thi “Xin cầu cho
chúng con mọi sự lành” thành “Xin cầu cho ơn lành được ban xuống”.
Thế kỷ XIX đến nay, mọi người đều công nhận thiên chức
trung gian của Đức Maria.
Tuy nhiên, Công đồng Vaticanô II vẫn tỏ ra dè dặt với
tước hiệu này. Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” nhắc đến tước hiệu “trung gian”. Một
vài nghị phụ không ủng hộ lập trường này nhưng danh hiệu này vẫn được xen vào
Hiến chế tín lý về Hội Thánh. Nhưng văn kiện đã để ý không muốn gắn liền danh
hiệu này với một ý kiến thần học nào về trung gian (Các nhà thần học đã đưa ra
nhiều ý kiến khác nhau về vai trò trung gian của Đức Maria). Văn kiện chỉ liệt
kê với một số tước hiệu dành cho Đức Maria: “trạng sư, Phù hộ, Nâng đỡ, Môi giới,…”
Vào năm 1987, tước hiệu này lại xuất hiện trong
thông điệp “Thân mẫu Đấng cứu thế” (số 38-41, bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II).
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng không nói tới vai trò của
Đức Maria làm trung gian các ơn nhưng bàn đến trung gian của người mẹ.
Trong những bài Huấn Giáo về Đức Maria, Đức Giáo Hoàng
đã trả lời cho việc hiểu thế nào về tước hiệu này. Ngài đã giải đáp vấn nạn nhiều
người đặt ra là: “Liệu tước hiệu này có trái ngược với đạo lý “Đức Kitô là đấng
trung gian duy nhất” không?
Đức Giáo Hoàng
đã trả lời: không.
Ø Theo nghĩa chặt
Đức Kiô là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên
Chúa và loài người.
Ø Theo nghĩa rộng
Thì tất cả chúng ta có thể làm trung gian cho
nhau qua lời chuyển cầu như bằng việc chuyển cầu cho tha nhân, rao giảng tin mừng
cho thế giới.
Đức Maria giữ một vị trí trung gian riêng biệt. Đức
Maria tham gia vào việc trung gian khác với các tín hữu khác, bởi vì một đàng
Người đã hợp tác với Chúa Kitô trong việc thực hiện công trình cứu chuộc nhân
loại; đàng khác Người được đặt làm Mẹ của các tín hữu để chuyển cầu cho họ.
Ngoài ra, Thánh
Thomas cũng nói đến ý niệm “trung gian”. Ý niệm này được chỉ được thể hiện
trọn vẹn nơi Đức Kitô. Các thứ trung gian khác chỉ có “tính dự bị” (nghĩa là
chuẩn bị các tâm hồn hiệp nhất với Thiên Chúa (sự hiệp nhất do chính Chúa Kitô
thực hiện). Hoặc mang “tính dụng cụ”, nghĩa là được Chúa Kitô dùng làm phương
thế thực hiện sự trung gian của chính Ngài.
Thánh nhân đưa
ra kết luận:
Mọi sự trung gian ngoài sự trung gian của Chúa Kitô đều bất toàn và lệ thuộc
vào sự trung gian duy nhất là Ngôi Lời Nhập Thể.
Trong số các
trung gian này, trung gian của Đức Maria đứng trên hết và đứng riêng. Đức Maria
“Cộng tác vào chính việc thực hiện ơn cứu độ”, trong khi Giáo Hội và các thành
viên của Giáo Hội được dùng làm trung gian đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
ü Chỉ có một ơn
cứu chuộc duy nhất, khởi đầu và hoàn tất nơi Đức Kitô nhưng Đức Maria
cũng giữ một vai trò nào đó qua nhiều hình thức khác nhau:
1.
Mẹ trở nên
mẫu gương cho chúng ta bắt chước và dấu chỉ cho niềm hy vọng của
Giáo Hội.
2.
Chuyển cầu cho
ta trên đưởng lữ hành.
3.
Mẹ còn là
người “chuyển cầu” đắc lực cho chúng ta.
4.
Ngay từ Thế Kỷ
đầu, các Kitô hữu đã ý thức được vai trò chuyển cầu đặc biệt của
Đức Maria, vì vậy đã có nhiều kinh nguyện hướng về Mẹ.
5.
Ngày nay, thần
học tỏ ra dè dặt với tước hiệu này vì:
-
Có lẽ ta
chưa khai thác đủ vai trò Trung gian
của Đức Kitô: Ngài không chỉ là trung gian trong công cuộc cứu chuộc
(1Tm 2,5) mà còn là trung gian trong công cuộc tạo dựng nữa (Ga và Cl
1). Liệu có thể nói tới Mẹ có là trung gian cả trong công trình tạo
dựng không?
-
Ngày nay, người ta hiểu ơn cứu chuộc một
cách toàn diện hơn: giải phóng khỏi tội lỗi, giải phóng khỏi những
điều kiện làm hạ giá nhân phẩm (nghèo đói, dốt nát, bất công), điều
kiện gây ra hận thù. Những diều trên duy chỉ Đức Kitô mới có thể
thực hiện toàn diện được.
-
Trong quá khứ
nhiều lần vai trò trung gian của Đức Mẹ bị hiểu lầm, người ta trình
bày Đức Giêsu như vị thẩm phán nghiêm khắc, giận dữ và nhờ Mẹ năn
nỉ giúp mà quên Đức Kito là Trung gian đầu tiên và Chúa Thánh Thần
là Đấng được sai đến ủi an và là trang sư cho chúng ta.
6.
Hệ luận:
-
Mỗi tín hữu
cần tỏ ra lòng tín thác con thảo với Mẹ trong ơn Thánh.
-
Các tín hữu
cần noi gương Mẹ về lòng nhiệt thành cộng tác với công cuộc cứu
chuộc bằng nhiều cách thức: đón nhận tiếng gọi của Chúa không dè
giữ, cầu nguyện, hy sinh, chưng tá trong đời sống và lời nói.
III. ĐỨC MARIA HIỆN THÂN CỦA HỘI THÁNH
Đức Maria và Hội
Thánh có mối tương quan chặt chẽ, Công Đồng Vatiacan II đã trình bày Đức Maria
như là mẫu gương, như là mẹ mà còn là hình ảnh hiện thân của Hội Thánh.
Đức Thánh Cha
cũng trình bày việc Đức Maria gắn liền với mầu nhiệm Hội Thánh và phù hợp với
hướng đi của Công Đồng Vaticanô II. Ngoài ra sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi nhận sự
hiện diện của Đức Maria vào buổi khai nguyên của Hội Thánh, tại nhà tiệc ly
trong những ngày cầu nguyện khẩn cầu Chúa Thánh Thần. Đức Maria hiện diện như một
nhân vật hướng dẫn Hội Thánh trong sự đồng tâm cầu nguyện. Đức Maria không chỉ
hiện diện với Hội Thánh mà còn thể hiện sự thánh thiện của Hội Thánh một cách
toàn hảo cũng chính qua Đức Maria ta thấy được khuôn mẫu của sự thánh thiện đó.
Mối tương quan giữa Đức Maria và
Hội Thánh dẫn đưa tới việc đối chiếu lý thú giữa hai bà mẹ với nhau. Mối tương
quan này làm sáng tỏ chức phận làm mẹ của Đức Maria, và thúc đẩy Hội Thánh luôn
đi tìm hiểu chân tướng của mình qua việc ngắm dung nhan của Đức Mẹ Chúa Trời.
1.
Đức Maria đại diện
cho Hội Thánh
Hai tiếng “xin
vâng”của Đức Maria đã đại diện cho Hội Thánh để cho Thiên Chúa đi vào lịch sử của
nhân loại.
Sự ưng thuận của
Đức Maria, một người nữ hợp tác với sự sống. Thiên Chúa đã ban nhiều ơn cân xứng
với vai trò Mẹ Chúa Giêsu, tràn đầy thánh thiện, không vương tội nào. Tiếng “Xin
Vâng”còn là lời tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ thân thể và sự nghiệp con
mình, phục vụ cứu chuộc dưới quyền con mình. Do đó, ta có thể ví Đức Maria
không những như là “cánh cửa Thiên Đàng” mà còn là “cửa nhân loại”, bởi vì đã đồng
ý để cho Thiên Chúa đến gặp gỡ nhân loại (x. Gl 4,4)[1].
Qua lời “Xin vâng” của Mẹ mà Hội thánh được bắt đầu. Mẹ là gương mẫu cho đời
sống đức tin của Hội thánh. Đức tin kiên vững của Mẹ là nền móng vững chắc cho chúng
ta tựa vào. “Chính vì đức tin này mà Đức Maria sẽ được mọi đời khen là diễm
phúc” (số 148). Vì Tin
là đón nhận Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống trong niềm vui, lòng biết ơn
và sự khiêm tốn.
Lòng tin của Đức Maria là niềm vui,
nhưng đó cũng là sự tìm kiếm Thánh ý Thiên Chúa cách thiết tha và khiêm hạ. Với
lòng tin yêu, Đức Maria nhận ra những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Mẹ
là một khuôn mẫu của Hội Thánh, vì Mẹ đã kết hợp lòng biết ơn ân huệ như không
Thiên Chúa ban với việc sẵn sàng trở nên người phục vụ kẻ khác.
Với niềm tin trọn vẹn, Đức Maria đã đón
nhận công cuộc tạo dựng mới, đó là việc Ngôi Lời nhập thể làm người. Đó là cuộc
tạo dựng trời mới đất mới, một cuộc tạo dựng vũ trụ hữu hình này.
Nhờ lòng tin, Đức Maria trở thành con
tàu cứu độ cho chúng ta. Mẹ là khuôn mẩu và là lời hứa cho Giáo Hội, vì Giáo Hội
cũng là con tàu của ơn cứu độ theo phương diện đức tin.
Bên cạnh đó, Ngài
còn là mẫu gương của đức cậy và đức mến vì ngài đã hoàn toàn cậy trông vào kế
hoạch của Thiên Chúa. Mẹ là đại diện cho Hội Thánh trong đức tin, phó thác trong
kế hoạch của Thiên Chúa.
2. Sứ vụ của Đức Maria và sứ vụ của Hội Thánh
Sứ vụ của Đức Maria và sứ vụ của Hội
Thánh trùng hợp, đặc biệt ở vai trò “mẹ” và vai trò làm “trinh nữ”.
ØHội thánh cũng
thi hành chức phận làm Mẹ (Gl 4,26) trong việc sinh sản con cái vào đời sống thần
linh (nhờ lời giảng, bí tích, cầu nguyện, hy sinh). Vì qua Mẹ, Hôị Thánh chiêm
ngắm sự thánh thiện kỳ diệu cũng như noi gương bác ái và trung thành thực thi ý
Chúa Cha của người. Hơn nữa, qua việc truyền giảng Lời Chúa và Bí Tích, Giáo Hội
cũng thi hành vai trò làm mẹ là sinh ra các tín hữu và thông truyền cho họ sự sống
bất diệt.
Ø Hội Thánh cũng
phải “trinh khiết” vì là “hôn thê” của Đức Kitô (x.Ep 5,25; Kh 21,2) do vậy hội
thánh cần phải giữ lòng trung tín với Chúa. Vì mẹ như thế nên Hội thánh cũng phải
là Trinh nữ tinh tuyền dành riêng cho Thiên Chúa (như trong kinh tin kính ta
tuyên xưng Giáo Hội Duy Nhất- Thánh Thiện). Hội Thánh noi gương Đức Maria giữ
các nhân đức đối thần, và Đức Maria đã cổ võ hết mọi cho tín hữu trong sự kiên
trì cầu nguyện, thực hành lời Chúa dạy “yêu thương nhau”.
Đức Maria đã thực thi sứ mạng làm
mẹ đối với cộng đoàn các tín hữu, không những cầu xin cho Hội Thánh được các hồng
ân của Chúa Thánh Thần mà còn cần thiết cho sự hình thành và cho tương lai của
Hội Thánh mà đồng thời còn dạy dỗ các môn đệ của Đức Kitô được biết liên lỉ kết
hiệp với Thiên Chúa.
3. Đức Maria là phần tử tiêu biểu của Hội Thánh
Đức Maria được cứu
chuộc cách đặc biệt, nhờ công trình cứu độ của Chúa Giêsu, hiệp nhất mật thiết
với Đức Giêsu trong vai trò làm Mẹ của con Thiên Chúa, trổi vượt hơn mọi loài
thụ tạo.
Đức Maria thuộc
dòng dõi A-đam nên người cần được cứu chuộc và liên kết với mọi người. Nhờ cộng
tác sinh ra Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, nên cũng sinh ra các tín hữu.
Được tôn kính
như một chi thể của Hội Thánh là mẫu mực, gương sáng phi thường cho Hội Thánh.
Hội Thánh như con của Đức Maria. Đức Maria trở thành dấu hiệu cho lòng chung thủy
của Hội Thánh với Chúa Kitô.
Đức Maria đã mở
cửa lòng mình cho Hội Thánh để bày tỏ những kỳ công mà Thiên Chúa toàn năng và
lân tuất đã thực hiện ở nơi Người.
4. Đức Maria được tôn làm Mẹ Hội Thánh
Ngay từ đầu Đức
Maria đã thi hành chức vụ làm Mẹ của Hội Thánh, hoạt động của Mẹ đã giúp cho
các tông đồ duy trì sự đoàn kết, Thánh Luca đã trình bày vấn đề này như là “đồng
tâm hiệp ý” (Lc 8,19-21;11,28).
Đức Maria là người dẫn đầu cho những
người tin vào Lời Chúa, trở nên Mẹ, chị của Đức Giê su, và đi tiên phong trên
cuộc lữ hành đức tin.
Nhìn về Đức Maria theo nghĩa loại suy, chúng ta nhận
thấy:
· Định mệnh của Đức
Maria giống như định mệnh của Giáo Hội.
· Những đau khổ của
Đức Maria làm cho ta liên tưởng đến các cuộc bách hại của Giáo Hội trong các thời
kỳ sơ khai và mọi thời.
· Sự bền vững của
Đức Maria cho ta nhớ đến sự liên tục và trung tín của Giáo hội.
· Mẹ mang thai Đức
Ki tô cho ta hình ảnh về Giáo Hội có Chúa Ki tô luôn cư ngụ trong tâm hồn các
tín hữu qua Bí tích Thánh Thể.
· Hình ảnh của Mẹ
dưới chân Thánh Giá rất tuyệt với trong sự kiên cường, hiệp thông với nỗi đau
khổ tột cùng của Đức Giê su. Hội Thánh cũng vậy, Hội Thánh phải là Hội Thánh dưới
chân Thập Giá trong sự hiệp thông với Chúa Giê su để mang lại ơn cứu độ cho
toàn thể nhân loại.
Như vậy, Đức Maria là hiện thân của
Hội Thánh không những qua phẩm chất mà cón qua các đặc tính trong đời sống của
Mẹ nơi những gì mà Hội Thánh xác nhận.
C. KẾT LUẬN
Công đồng Vaticano II đã khẳng định một
cách phổ quát rằng “đang khi Giáo Hội, qua Đức Trinh Nữ, đã đạt tới sự thánh
thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền không vết nhơ, thì các tín hữu vẫn
còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để tiến trên con đường thánh thiện”. Vì thế,
họ ngước mắt lên nhìn Đức Maria như một gương mẫu rạng ngời nhân đức cho toàn
thể cộng đoàn Giáo Hội. Bên cạnh đó, dù Đức Maria có một địa vị cao sang là Mẹ
Thiên Chúa, và đã phòng ngừa khỏi tội nguyên tổ, mà đã sống cuộc đời trần thế
như một người môn đệ của Chúa, theo Hiến Chương Nước Trời, là tám mối phúc thật
mà Chúa Giêsu đã công bố. Tuy vây, Đức Maria rất gần gũi với chúng ta, chúng ta
là phần tử của Hội Thánh, chúng ta hãy nhiệt tình noi gương Đức Trinh Nữ Maria,
Mẹ Giáo Hội và là Mẹ chúng ta.
Khi suy nghĩ về vai trò Đồng Công Cứu Chuộc
làm cho ta suy nghĩ về việc sống trong đời dâng hiến của mỗi người chúng ta. Là
những người Kitô hữu, đặc biệt trong sứ mạng là một nữ tu, chúng ta cần có sự
hiểu biết sâu sắc và biện phân cách thấu đáo để không làm giới hạn hay lu mờ
vai trò cứu độ của Đức Kitô. Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc mời gọi chúng ta nơi gương
Mẹ, quảng đại hợp tác với Chúa theo kế hoạch mà Người muốn thực hiện nơi mỗi
người chúng ta. Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc cho ta sự mãnh mẽ kiên vững trong niềm
tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, để
rồi như Mẹ đã can đảm đón nhận đau thương của cuộc đời như thế nào thì chính ta
cũng sẽ can đảm đón nhận những thử thách mà chúng ta sẽ gặp phải trên cuộc lữ
hành dương thế này như vậy. Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc là sự đáp trả tuyệt vời tình
yêu của Chúa, cùng với Mẹ chúng ta cũng xin vâng đáp tình yêu của Thiên Chúa
trong sự tiếp nối công cuộc cứu chuộc mà Đức Kitô đã thực hiện.
Bên cạnh đó, Đức Maria còn là mẫu gương sống động của
việc thực thi ba lời khuyên Phúc Âm là : khó nghèo – vâng phục – khiết tịnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v Thư mục sách:
1.
Công đồng Vanticano II, Hiến Chế tín lý về Hội thánh Lumen Gentium
(Ánh Sáng muôn dân) ngày 21.11.1964.
2.
Sách Giáo Lý Công Giáo 11.10.1992.
3.
Thông điệp Thân Mẫu Đấng Cứu Thế, Đức Giáo Hoàng Gioan
Phalô II 25.3.1987.
4.
Giải thích thần học, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Thánh Mẫu,
Fr Joachim Nguyễn Văn Liêm, OP 1999.
5.
Đức Maria Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, Lm. Nguyễn Văn Tuyên –
Nxb Tôn giáo 2000.
6.
Những bài huấn giáo về Đức Maria của Đức Gioan Phaolo
II 1999.
7.
Magnificat, Lm Giuse Phan Tấn Thành. OP 2010
8.
Thánh mẫu Học, Lm Augustino Nguyễn Văn Trinh 2005.
9.
Vầng Trăng Tuyệt Vời, Lm Giuse Phan Tấn Thành.OP 2011
v Web:
[1]
Những văn kiện của Giáo Hội về sự cộng tác của Đức
Maria vào chương trình cứu chuộc: Hiến Chế về Hội Thánh số 52-59; Thông điệp
Thân Mẫu Đấng Cứu Thế số 38-47; Sách Giáo lý Công Giáo số 968 – 970.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét