BÍ TÍCH
1.Bí
tích là gì? Bí
tích là dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu do Chúa Giêsu thiết lập để thông chuyển ơn
thiêng liêng cho chúng ta
Bí
tích là những dấu chỉ bên ngoài Chúa Giêsu đã dùng để diễn tả và thông
ban ơn bên trong cho loài người.
Dấu
bên ngoài thường là thể chất, cử chỉ và lời đọc. Ơn ban bên trong
thì khác nhau tùy theo từng Bí tích.
Từ
Mysterion… Đến Sacramentum.
-
Bí tích là một hạn từ có nguồn gốc từ tiếng
Hy
Lạp: Mysterion.
- Mysterion vừa
là ý nghĩa ẩn khuất, vừa là thực tại sau cùng (sách khôn ngoan, sách Danien). Nhưng
trên hết nói về biến cố Đức Kitô.
- Mysterion
là phương tiện giúp con người đi vào tương quan với Chúa mà đón nhận sức sống
Phục Sinh của Ngài để trở nên đồng hình đồng dạng với Người.
-
Sacramentum
xuất hiện từ thế kỷ II, III trong các bản dịch Kinh Thánh Latinh để chuyển dịch
khái niệm Hy Lạp Mysterion.
-
Sacramentum
một danh từ thuộc lĩnh vực luật pháp là lời tuyên thệ.
-
Từ cuối thế kỷ II một số tác giả, đặc biệt
là Giáo phụ Tertulliano đã use từ Sacramentum
để chỉ về bí tích thánh tẩy, và tertulliano còn nới rộng ý nghĩa của Sacramentum để chỉ các biến cố quan trọng
của lịch sử cứu độ.
-
Khoảng thế kỷ V bất cứ một biểu tượng or
nghi lễ nào cũng được gọi là Sacramentum.
-
Vào thế kỷ XII người ta thấy hạn từ Sacramentum đã use rộng rãi trong hội
thánh để chỉ về 7 bí tích.
-
TÊN
GỌI
o
Một là bí tích rửa tội
o
Hai
là bí tích thêm sức
o
Ba
là bí tích thánh thể
o
Bốn
là bí tích giải tội
o
Năm
là bí tích xức dầu bệnh nhân
o
Sáu
là bí tích truyền chức thánh
o
Bảy
là bí tích hôn phối
-
PHÂN
LOẠI
ü Ba
bí tích khai tâm Kito giáo: rửa tội, thêm sức, thánh thể.
ü Hai
bí tích chữa lành: thống hối và xức dầu bệnh nhân
ü Hai
bí tích phục vụ cộng đoàn: truyền chức thánh, hôn phối.
2.Thời
giáo phụ, bí tích được quan niệm thế nào?
Xin được trình bày tư tưởng của một số
giáo phụ tiểu biểu:
ü Tertulliano
bí tích là dấu hiệu nói lên thực thể của lịch sử cứu độ.
ü Cyprianô ông đã đặt bí tích trong mối tương quan với sự
hiệp nhất của giáo hội, mà giáo hội cũng có thể được gọi là bí tích.
ü Cyrillô
thành Giêrusalem các bí tích cho phép chúng ta thông phần vào công trình cứu độ
của Đức Kitô.
ü Ambrosiô
thành Milano ông đóng góp một khía cạnh mới trong bí tích đó là nhấn mạnh vai
trò của Chúa Thánh Thần.
ü Thánh
Augustino quan niệm Bí tích là các dấu chỉ thiêng thánh của Giáo Hội, Thánh
nhân còn nhấn mạnh, chính Đức Kitô là đấng ban phát các bí tích, là nơi mà các
bí tích bắt nguồn.
3.Theo
hiến chế về phụng vụ Sacranctum Concilium, số 59, các bí tích có mục đích gì?
ü Thánh
hóa con người là động tác từ phía Thiên Chúa đến với con người, Thiên Chúa dùng các bí tích để thông ban ân sủng
và chính sức sống của Người cho chúng ta hay nói khác đi, bí tích là phương tiện
Thiên Chúa dùng để thánh hóa con người.
v
Xây dựng thân thể Chúa Kitô là nơi các
bí tích Giáo Hội được nuôi dưỡng.
ü Thờ
phượng Thiên Chúa Là động tác từ phía con người lên Thiên Chúa, chúng ta nhận
biết Chúa là Cha đã sáng tạo và gìn giữ ta cùng trời đất muôn vật,
nên ta phải hết lòng thờ kính, mến yêu và phụng sự Người
4.Tại
sao gọi Đức Kitô là bí tích nguyên thủy?
Ø Gọi
Đức Kitô là bí tích nguyên thủy vì Bí Tích là dấu chỉ được dịch từ Myterion, mà
Đức Kitô là một Myterion, là bản thể của Thiên Chúa, là dấu chỉ về Chúa Cha “ai
thấy Thầy là thấy Chúa Cha”, mà các Bí Tích là do Chúa kitô thiết lập nên Đức
kitô là bí tích nguyên thủy.
Ø Nói
cách khác, bí tích là những dấu chỉ hữu hình qua đó ban ơn thánh, mà Chúa Kitô
chính là ơn Thánh Thiên Chúa ban cho loài người, như vậy Người chính là bí tích
nguyên thủy của mọi bí tích.
5.Tại
sao gọi hội thánh là bí tích cứu độ phổ quát?
Theo hiến chế Lumen gentium số 48 và
giáo hội triển khai ba yếu tố nhờ đó hội thánh là bí tích cứu độ phổ quát:
Ø Hội
thánh là sự hiện diện của Chúa Kitô nơi loài người. Qua hội thánh Chúa Kitô tiếp
tục hoạt động để ban ơn thánh cho con người. Chính trong nghĩa này hội thánh là
bí tích của Chúa Kitô.
Ø Hội
thánh là chứng nhân của Chúa Kitô nhờ hội thánh ta có thể đến với đức kitô.
Ø Bí
tích nhằm phục vụ con người nhờ đó Hội thánh phục vụ trần thế.
6.Hãy kể ra những
đặc tính chung của bí tích theo sách GLHTCG (các số 1113- 1130)
Ø Bí
tích của đức kito vì được đức kitô thiết lập
Ø Bí
tích của Hội Thánh, các bí tích “thuộc về Hội Thánh” theo hai nghĩa do hội
thánh và cho Hội Thánh. Do Hội Thánh vì Hội Thánh là bí tích của Chúa Kitô. Cho
Hội Thánh vì các bí tích xây dựng Hội Thánh.
Ø Bí
tích đức tin vì khi
lãnh nhận các Bí tích, ta phải có lòng tin và nhờ Bí tích, đức tin
của ta càng được thêm mạnh mẽ và vững chắc hơn.
Ø Bí
tích của ơn cứu độ tất cả ơn cứu độ được chuyển tải nơi Đức Kitô.
Ø Bí
tích của đời sống vĩnh cửu chúng ta được
tiền dự vào đời sống vĩnh cửu ngay khi cử hành bí tích nơi trần thế.
7.Giải
thích ngắn gọn 2 công thức
“Ex opera operato” và “ Ex opera
operantis” đồng thời mỗi công thức cho
một ví dụ để minh họa?
§ Ex
opera operato: việc cử hành phát sinh công hiệu. công hiệu của bì tích đến từ Đức
Kitô qua cuộc khổ nạn và phục sinh của ngài, khi giáo hội cử hành đúng nghi thức
thì sinh công hiệu công hiệu này không lệ thuộc vào tư cách của thừa tác viên
mà công hiệu đến từ đức Kitô
Ví
dụ: Ở
Giáo Phận kia có một Lm đã hoàn tục. Có một hôm anh B muốn xin Lm ấy giải tội
cho anh, nên Lm đó đã thực hiện nhiệm vụ của mình. Bí tích hòa giải mà Lm ấy
ban cho anh B cũng sinh hiệu năng, do việc cử hành phát sinh công hiệu.
Ex opera operantis: do thái độ của con
người phát sinh công hiệu Dĩ nhiên bí tích sinh công hiệu theo đúng công thức,
tuy nhiên không chỉ đúng cử hành một cách mái móc mà thôi nhưng giáo hội còn phải
chuẩn bị cho thừa tác viên và người lãnh nhận một cách sốt sắng đặc biết là á
bí tích
Ví
dụ: khi
chúng ta đi dâng lễ Lm này thì cảm thấy chia trí, buồn ngủ còn Lm kia thì cảm
thấy sốt sắng hơn vì qua tư cách, lời đọc ta cảm nhận được sâu sắc tình Chúa
hơn.
Dĩ nhiên chúng ta cũng không phủ nhận hiệu năng ngoại tại của việc cử hành bí tích. Nhưng hiệu năng ngoại tại – lòng sốt sắng, lòng yêu mến,… không là mục đích đệ nhất hay độc nhất của việc thiết lập bí tích. Tuy nhiên, cần phải có sự liên kết giữa “ex opere operato” – hành động của Thiên Chúa hay của Chúa Kitô với “ex opere
operantis” là điều cần thiết. Cho nên hành động của thừa tác viên và thụ nhân lãnh nhận khi cử hành bí tích là cần thiết để hiệu năng nội tại có thể có. Vì lẽ đó, việc cử hành bí tích phải thi hành đúng đắn và thụ nhân không được bị cản trở cho việc đón nhận ân sủng. Thừa tác viên phải cử hành theo như ý Giáo hội và thụ nhân phải có ý muốn lãnh nhận bí tích. Chúng ta có thể nói rằng bí tích như là một cuộc gặp gỡ giữa con người với Chúa Kitô. Để cuộc gặp gỡ này xảy ra và hiệu quả, tác động của Chúa Kitô phải thể hiện trong nghi thức bí tích (thừa tác viên) và thụ nhân phải muốn gặp Chúa Kitô trong bí tích (ý hướng) và sửa soạn bề trong để đón nhận ân sủng.
8.Thừa
tác viên cử hành và người đón nhận các bí tích phải hội đủ những điều kiện nào?
ü Thừa tác viên:
-
phải có năng quyền
-
Phải có ý hướng ngay lành
-
Phải giữ đúng nghi thức
-
Phải có lòng sùng kính và đang sống
trong tình trạng ân sủng
ü Người lãnh nhận
-
Có lòng tin
-
Có ý hướng ngay lành
-
Phải có lòng yêu mến Chúa
9.Á
bí tích là gì?
-
Á bí tích là những dấu chỉ, hình ảnh, cử
chỉ mô phỏng lại các bí tích và chuẩn bị
tâm hồn cho người tín hữu đón nhận ân sủng của các bí tích đồng thời để thánh
hóa thời khắc qua các biến cố quan trọng trong đời sống của người kitô hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét