nut

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

CÂU HỎI BÍ TÍCH


                                    CÂU HỎI BÍ TÍCH

1.      Trình bày tầm quan trọng và hệ quả của bí tích Rửa Tội?

v   Tầm quan trọng của bí tích Rửa Tội

Bí tích TT cần thiết cho ơn cứu độ vì đó là lệnh truyền của chúa Kito ( Mt28,19).

Hội thánh xác tín rằng Phép rửa là con đường do thánh ý TC ấn định để con người bước đi và đạt đến ơn cứu độ.

Không chỉ thế TC còn muốn cứu hết mọi người, vì chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa nhưng lại có ba hình thức TT khác nhau: TT bằng máu, nước, ước muốn.

Bí tích TT cần thiết vì đây là cánh cửa khai mở đời sống tâm linh, là bí tích khai tâm dẫn kito hữu vào hội thánh.

v   Hệ quả của bí tích Rửa Tội

Theo sách GLHTCG số         hệ quả của bí tích rửa tội là một thực tế phong phú bao gồm:

·      Tha tội tổ tông và tất cả các tội cá nhân

·      Việc sinh ra vào đời sống mới nhờ đó con người trở thành nghĩa tử của Chúa Cha, là chi thể của Chúa Kitô và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

·      Người chịu phép rửa được tháp nhập vào hội thánh là thân thể Đức Kito và tham dự vào chức tư tế của Ngài.

·      Bí tích Rửa tội đặt nền tảng cho sự hiệp thông giữa các kitô hữu.

·      Dấu ấn thiêng liêng không thể tẩy xóa để chỉ cho biết họ thuộc về Chúa kitô.

2.      Mối tương quan giữa bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức?

BTRT là bí tích tái sinh do phép rửa, ta đc nhận lãnh ơn thánh hóa, đc tái sinh để làm con Chúa. Nhưng ơn thánh hóa phải đc lớn lên trong ta, sự sống siêu nhiên xũng phải đc tăng trưởng như sự sống tự nhiên. BTTS chính là để đánh dấu giai đoạn trưởng thành của người kito hữu, là bí tích ban cho ta đc lãnh nhận dồi dào ôn TT, để trở nên những chứng nhân của Chúa Kito trong đời sống.

 Tuy 2 BT này đc cử hành tách biệt nhau, nhưng có mối tương quan rất đặc biệt.

Khi suy tư về mối tương quan giữa BTTS và BTTT, Cha Ray Metmet cho ta những mối tương quan:

BTTT cho ta trờ thành kẻ sống BTTS  biến ta thành kẻ loan truyền sự sống

BTTT Biến ta thành con TC BTTS làm ta chiếu tỏa sức sống TC đang có nơi mình.

BTTT cho ta đc công chính hóa BTTS biến thành kẻ đc sai đi thâu nạp môn đệ. 

BTTT biến ta thành môn đệ của Chúa BTTS biến ta thành ngôn sứ rao truyền Chúa Kitô.

Khi lãnh nhận BTTT, hội thánh đ/v ta là 1 gia đình. Khi lãnh nhận BTTS hội thánh lại trở thành 1 trách vụ phải chu toàn.

Qua BTTT ta mặc lấy ĐKT để người sống trong ta, qua BTTS ta lãnh nhận khả năng làm cho ĐKT ảnh hưởng ngày càng nhiều trên người khác.

Khi lãnh nhận BTTT ta là người tuyên xưng chân lý đức tin, khi lãnh nhận BTTS ta thành người thấm nhập đức tin đó.   

      

3.      Trình bày sự hiện diện của Đức Giêsu trong bí tích Thánh Thể?

v  Theo quan điểm của Công Giáo:

Trong bí tích TT, Chúa Giêsu hiện diện khi đọc lời truyền phép và Ngài hiện diện cho đến khi bánh và rượu không còn là bánh và rượu nữa.

Giáo hội giải thích về sự hiện diện của ĐGS dựa trên thuyết biến đổi bản thể (transubstantiation), có nghĩa là khi LM đọc lời truyền phép là bản thể bánh và rượu không còn nữa, mà chuyển thành bản thể chúa Kito. Tuy nhiên phụ thể bánh và rượu vẫn còn.

Bên cạnh đó Giáo Hội còn cổ võ việc tôn sùng thánh thể ngoài thánh lễ bằng cách tổ chức chầu, viếng thánh thể, kiệu Mình Thánh Chúa,…

v  Xung quanh niềm tin vào sự hiện diện của chúa giê su trong BTTT, còn nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là quan điểm của các nhà Cải Cách:

§  Ulrich Zwingli:

Trong khi cử hành Chúa Giêsu hiện diện một cách thiêng liêng trong tâm trí người tham dự nhờ đức tin mà thôi.

§  Martin Luther:

Thì quan niệm và xác tín Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong BTTT. Không chỉ dừng lại ở đó nếu như Giáo hội dùng thuyết biến đổi bản thể để giải thích sự hiện diện của Chúa Giêsu thì Martin Luther lại dùng thuyết lưỡng thể đồng tại (Consubtantiatio) để giải thích sự hiện diện của Chúa Giêsu có nghĩa là khi Lm đọc lời truyền phép, bánh, rượu, Mình Máu Chúa củng tồn tại //.

§  Jean calvin:

Là quan niệm sự hiện diện theo lối “bản thể”.

Theo Công Giáo: hiện diện bản thể là sự hiện diện của Chúa Kito toàn thể cùng với nhân tính và thần tính của người.

Calvin phủ nhận giáo lý ấy, hiện diện “bản thể’ ko phải là hiện diện bằng thân xác, nhưng là hiện diện bằng thần lực của Chúa, bằng thần khí của Chúa.

4.      Trình bày các cấp độ của bí tích Truyền Chức Thánh và nói rõ tác vụ của mỗi cấp độ này?

Công đồng Vanticano II trở về với truyền thống và kỷ luật trong nhửng thế kỷ đầu của GH và tuyên bố rằng các chức thánh là Gm, Lm, Phó tế. Giáo huấn này được lặp lại trong điều 1009 của bộ luật hiện hành. Chúng ta bàn về ba cấp bậc chức thánh đó.

Ø  Chức Gm

Gm là người có chức thánh tròn đầy nhất vì các ngài kế vị các tông đồ qua việc đặt tay.

Theo giáo lý Cd Vat II: “việc tấn phong Gm trao ban nhiệm vụ thánh hóa cũng như nhiệm vụ giảng dạy và quản trị”.

o   Rao giảng TM:

o   Quản trị:

o   Thánh hóa: cử hành các bí tích

Ø  Chức Lm

công đồng Van II đề cập đến vai trò và đời sống của Lm. Lm là cộng sự viên của Gm, chăm lo cho đoàn chiên.

Chức vụ Lm liên kết với chức Gm nên cũng đc tham dự vào quyền bính mà Chúa kitô đã dùng trong các tác vụ:

o   Loan báo lời Chúa

o   Dâng hy tế cho LC

o   Tác vụ hướng dẫn

o   Quản trị dân Chúa

Ø  Chức Phó tế

Theo hiến chế Ánh Sáng muôn dân là người đc đặt lên, ko hẳn để lãnh nhận chức vụ Lm, nhưng để phục vụ .

Một trong các phận vụ phó tế là phụ giúp các Gm và Lm trong việc cử hành nhiệm vụ thánh, nhất là thánh lễ

o   Trao mình Thánh Chúa

o   Chứng hôn

o   Rửa tội

o   Công bố và rao giảng Tm

o   Chủ tọa lễ nghi an tang

o   Đặc biệt là thi hành các công việc bác ái.

5.      Trình bày những đặc tính và mục đích của Bí tích Hôn Phối?

§  Đặc tính

Giáo luật 1056 minh định rằng “những đặc tính căn bản của hôn phối là tính đơn nhất và bất khả phân ly”. Nhờ tính cách bí tích những đặc tính ấy đc kiên toàn trong hôn phối Kito giáo nghĩa là chĩ có một vợ, một chồng và không thể đoạn tiêu cho đến khi 1 trong 2 người qua đời.

*      Đơn nhất

Ngay trong sáng tạo loài người TC đã ấn định đặc tính hôn nhân một vợ một chồng. Do đó đây là quy luật của TC và DGS đã tái lập lại trật tự mà luật thời OT vi phạm nhiều lần.

Theo bình diện xã hội: hôn phối là 1 khế ước giữa người nam và người nữ tự do ký kết.

Theo đức tin công giáo: hôn phối là 1 bí tích do DGS thiết lập và GH ban hành để thánh hiến đôi bạn trong tình yêu vợ chồng và cùng nhau đảm nhận mọi trách nhiệm của hôn nhân nên love đó bất khả phân ly.

*      Bất khả phân ly

GH công bố và luôn tôn trọng tín bất khả phân ly của hôn phối. Vì hôn nhân đã thành sự và hoàn hợp thì ko thể đoạn tiêu do sự thỏa thuận của 2 vợ chồng hay của pháp luật xã hội hay do bất cứ 1 quyền bính nhân loại nào, kể cả HT vì đó là luật do TC thiết lập.

§  Mục đích

Cử hành hôn phối là đón nhận ơn Chúa để chu toàn 2 mục tiêu của đời sống hôn nhân, gia đình:

ž Giúp phát triển con người, tức là “hướng tới thiện ích của đôi vợ chồng, tương trợ nhau trong mọi lãnh vực, nhất là đời sống tính dục.

ž Sinh sản và giáo dục con cái: HT ko còn coi truyền sinh như là chủ đích duy nhất và bắt buộc của hành vi vợ chồng nữa, nhưng những ai chọn lựa bí tích này đều phải mở ngỏ cho việc sinh sản.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét