BA THỂ VĂN NGÔN SỨ
ĐE
DỌA – AN ỦI – VINH QUANG
Văn thể ngôn sứ
có nhiều loại khác nhau như: khuyến thiện, chuyện xuôi, đối thoại, khôn ngoan,
ca vịnh, phụng ca, tình ca, cầu nguyện, vãn,…hay là pha trộn với nhau nữa. Đáng
kể nhất có loại lời sấm, đây là lời tiên báo một biến cố trong tương lai sắp xảy
ra hay là còn một thời gian nữa mới đến, nó có tính cách an ủi hay đe đọa và lời
hứa ban vinh quang. Một thể văn thể hiện được lòng thương xót của Thiên Chúa và
toàn bộ đời sống của dân với ba đặc điểm tội phạt - hối – cứu. Vậy ta hãy tìm
hiểu các thể văn, phát họa một bước tranh về Thiên Chúa như thế nào? Thiên Chúa
có bỏ dân mà Ngài tuyển chọn không? Và lời hứa vinh quang đó được thực hiện như
thế nào?.
I.
Thể văn đe đọa
Các ngôn sứ vốn là những vị nói nhân danh Thiên Chúa, được Thiên Chúa chọn
và sai đến giữa dân để chuyển đến họ ý định của Người. Các ngài nói về Thiên Chúa và về lòng thương xót của Người, nhằm kêu gọi dân quay đầu
trở lại với Người mà từ bỏ những tội nghịch của họ chống lại Thiên Chúa và chống
lại đồng loại. Các ngài đã sử dụng lời nói hoặc các hành động đầy hàm ý
để công bố những gì Thiên Chúa truyền cho họ. Đối với các ngôn sứ, tội lỗi
không chỉ là lỗi luật bên ngoài mà là tất cả những gì xúc phạm đến Chúa rất
công minh, đầy lòng thương xót và cực thánh. Tình trạng luân lý suy đồi đưa đến
hậu quả không thể tránh được là sự trừng phạt tập thể trong “ngày của Giavê”
(Is 2,6-22; 5, 18-20; Hs 5,9-14; Ge
2,1-2; Xp 1,14-18), nên Ngài dùng những hình phạt, những lời đe dọa, khiển
trách với dân Ngài như:
·
Những tai họa thiên nhiên (hạn hán, đói khát, ôn dịch)
·
Chiến tranh tàn phá
·
Lưu đày
Vậy tại sao Thiên Chúa lại đe đọa con người? Ngài không phải là Thiên Chúa
của lòng xót thương sao? Câu trả lời được hàm chứa trong cách sống của dân người
vì Thiên Chúa không thể làm ngơ trước những thói xấu của con người như:
v Huynh đệ tương tàn (Hs 5,8-12)
“Ðây là tin chắc chắn Ta loan báo cho các
chi tộc Ít-ra-en. Các thủ lãnh Giu-đa khác nào những kẻ lấn đường ranh giới,
nên cơn thịnh nộ của Ta, Ta sẽ trút lên chúng như trút nước. Ép-ra-im bị áp bức
chà đạp do án lệnh của Thiên Chúa, vì nó đã vui thích đi theo điều dơ bẩn. Phần
Ta, Ta sẽ như mối mọt gặm nhấm Ép-ra-im, sẽ như bệnh mục xương xâm nhập nhà
Giu-đa”.
v Tan hoang của thành trì “Xứ sở các ngươi hoang tàn, thành thị các ngươi bị lửa thiêu”(Is
1,7).
v Trong sách Amot phát họa cho
chúng ta thấy một xã hội bất công cũng như một tôn giáo chỉ bằng lòng với những
hình thức bên ngoài. Ngôn sứ đã loan báo hình phạt và việc Israen phải lưu đày.
Thiên Chúa đe dọa (Am 1,3-5) . Không chỉ thế dân còn thờ tà thần, các thủ lãnh và giới quyền qui hư
hỏng, ngày Giave đe đọa Giuda và Giêrusalem (Xp1,2-2,3). Ngôn sứ Mikha cũng rất nổi tiếng về việc lên
án các thói xấu và đe dọa những sự trừng phạt nghiêm thẳng. Thiên Chúa không
thể làm ngơ trước những thói xấu ấy (Mk1,6-7).
Qua những trích dẫn trên cho thấy là tại sao Thiên Chúa
đe dọa dân Ngài do dân bất toàn, phản bội Chúa như trong cuộc hôn nhân của Hôsê
(1-3). Tuy nhiên dù phản bội, nhưng Giavê vẫn một lòng tha thiết kêu mời dân
trở về để lại được thông giao với Người trong ân tình. Hình phạt không nhằm
tiêu diệt dân bất trung, nhưng có mục đích sư phạm giúp dân hối cải trở về với
Chúa. Giave đã thực hiện cuộc thử thách này bằng hai cách: Người ngăn cản mọi
liên hệ của dân với các phượng tự ngoại bang, không để cho chúng được tự do
theo các thần ngoại. Dân cần vào “sa mạc”
để suy nghĩ lại những ân huệ Thiên Chúa đã làm cho dân từ cuộc giải phóng (Hs
65).
Tuy nhiên song song những lời đe dọa là những lời an
ủi điều này ta thấy rõ trong sách Hôsê. Vừa đe dọa/ kết án (1,2-9;
2,4-15;3,1-4); song song hứa hẹn (2,1-3; 2,16-25;3,5).Vì thế, phản phức trong
những sự đe dọa có những lời hứa hẹn – an ủi (Mk2, 6-11).
II.
Thể văn an ủi
Để tránh sự trừng phạt, cần phải trở về với Thiên Chúa
(Am 5,6; Gr 50,4; Xp 2,3) nhưng trở về theo một lòng sùng mến tự thâm tâm (Mk
6,8); trước hết là tìm hiểu Chúa (Hs 6,6; Is 11,9) và tín nhiệm Người (Is 7,9),
sau là giữ công bình (Am5, 24) và thực thi lòng thương xót đối với tha nhân (Is
1,17). Từ sự thống hối, trở về của dân và “số
còn xót lại” (Mk 4, 6-7; 5,2; 6-7; Am 9,8-15; Is 10,25) mà Thiên Chúa sẽ
thực hiện với dân một Giao Ước mới trong công bình, chính trực và thành tín “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu,
Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót
thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Ðức
Chúa” ( Hs 2,21-22); “Bấy giờ giữa
chư dân, số còn sót lại của nhà Gia-cóp sẽ như sương Ðức Chúa gửi đến, như
sương móc trên đám cỏ xanh. Nó không cậy trông ở người thế, chẳng mong chi nơi
con cái loài người. Bấy giờ giữa muôn
nước muôn dân, số còn sót lại của nhà Gia-cóp sẽ như sư tử giữa thú rừng, như
sư tử con giữa chiên dê. Ði tới đâu, nó cũng giày đạp, cấu xé, mà không ai cứu
nổi”( Mk 5,6-8).
Trong Is 40-55 được mệnh danh là sách an ủi vì nhập
đề: “hãy vui lên! Vui lên! Hỡi dân ta!” (40,2).
Loan tin mừng giải phóng cho dân đang làm nô lệ bên Babylon và việc tái thiết
quốc gia, loan báo một thời kỳ phục hưng. Đồng thời cũng cho thấy cuộc thanh
trừng rất khủng khiếp, lọc đi gạn lại cho đến khi chỉ còn một số ít (Dcr
13,1-9) “nếu chỉ còn lại một phần mười thì cũng cho vào lửa hết trần trụi như
cây bị hạ còn trơ mỗi cái gốc, nhưng từ gốc khô sẽ nẩy ra một mầm non” (Is
6,13; 4,4sp). Một lời hứa sẽ ban vinh quang cho dân Người khi dân Người biết ăn
năn thống hối, quay về với Thiên Chúa.
III.
Thể văn vinh
quang
Giao ước mới sẽ được tái lập sau thời gian huấn luyện
trong “sa mạc”, nơi giao ước đầu tiên của Thiên Chúa ký kết với dân Ngài “Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào
sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình” (Hs 2,16); “Ta đã gặp được Ít-ra-en, khác nào chùm nho trong sa mạc, Ta đã xem cha
ông các ngươi như trái đầu mùa trên cây vả mới bói. Nhưng phần chúng, khi đến
Ba-an Pơ-o, chúng lại gắn bó với các thần ô nhục, và trở thành ghê tởm như
những thần chúng yêu mến” (Hs 9,10). Lời hứa tái thiết với dân Người ngay
trong hiện tại “Người mở đường đưa chúng
tiến lên, chúng chọc một lỗ hổng, đi qua cổng và ra ngoài. Ðức Chúa, Vua của
chúng đi qua trước, chính Người sẽ dẫn đầu” (Mk 2,13).
Isaia loan báo một dấu hiệu "Nghe đây, hỡi nhà Ða-vít! Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ
sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng
sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con
trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7,13-14). Người trinh nữ mang thai
sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel dấu hiệu không phải là một phép lạ,
nhưng là một sự kiện hiện tại có liên quan đến tương lai loan báo thời thịnh
vượng. Một dòng tộc Đavít mới lãnh đạo, đem lại bình an và thịnh vượng này hoàn
toàn được Giavê phù trợ. Vì thế Người sẽ bành trướng nước Người cho tới cùng
trái đất (Mk 5, 1-3).
Các ngôn sứ dần dần đưa dân tới một khế ước mới (Gr
31,31-34; x Ed 34,23-25,30). Các ngôn sứ tiên báo dân Chúa sẽ được hoàn toàn
thanh tẩy được một trái tim và một tâm tình mới, tâm tình của chính Chúa, hầu
thật xứng đáng làm dân của Người và Người làm Chúa của mình, luôn luôn sẳn sàng
tiến bước trên con đường giới răn của Người (Ed 36,25-28). Khế ước mới này, Tân
Ước (2 Cr 3,6; Rm 11,27; Dt 8, 6-13; 9, 15;
1 Ga 5,20) nhìn nhận đã được thiết lập trong Hiến Tế của Chúa Kitô (Mk
12,1-4).
v
Thay lời kết
Tóm lại, qua ba đăc điểm của thể văn ngôn sứ: đe đọa,
an ủi, vinh quang cho ta thấy được Thiên Chúa là Người Cha vô cùng thương xót,
luôn yêu thương dân Người. Qua đó, dạy chúng ta là những người tín hữu một bài
học về tình yêu thương của Người, về sự thống hối của lương tâm con người với
Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh sống, để ta luôn biết trở về sống trong gia đình
Giáo Hội nhận lãnh ân sủng, sự bình an mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Và
cũng để cho con người được hưởng vinh quang mà Thiên Chúa hứa ban qua công
trình cứu chuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét