nut

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

LINH ĐẠO MỚI VỀ THẦN HỌC MÔI TRƯỜNG






LINH ĐẠO MỚI VỀ THẦN HỌC MÔI TRƯỜNG




Tác giả Thánh Vịnh 8,3-8 nói: “ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo,….” Nói về những kỳ quan của thế giới, lưu ý rằng vị trí của con người là độc nhất và nhấn mạnh vai trò của con người là những người chăm sóc. Thế giới được cho là ở trong tay con người. Ngày nay, khoa môi trường phát triển không chỉ nói về thiên nhiên mà thôi, môi trường còn gắn chặt với ba trụ cột khác như[1]: chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Racism); chủ nghĩa phân biệt giới tính (Sepcism); sự bóc lột giai cấp (class eseploitation); và thứ bốn là sự hủy diệt môi thường[2] các trụ cột này đặt nền trên cấu trú phụ hệ. Dưới nhãn quan của các nhà sinh thái ta tìm thấy một linh đạo môi trường mới trong thời đại hôm nay, một thời đại phát triển về khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, và một chủ nghĩa thực dụng lan tràn.
 Theo các nhà sinh thái nữ quyền đặc biệt là hai nhà thần học Rosemary Radford Ruether, bà là nhà thần học đầu tiên cho thấy mối liên kết giữa phụ nữ và thiên nhiên trong tác phẩm “New Earth” (1975) ở đây bà nhận thấy sự áp bức đối với phụ nữ và thiên nhiên; một nhà thần học nữ nữa là Sallie Me Fague (1933) bà nhấn mạnh xem trái đất như là một người nghèo mới và bà thấy Thiên Chúa như là người Mẹ, người yêu, người bạn,… Thiên Chúa không còn như là một vị quân vương và người nghèo đang trong một hành tinh của chúng ta bị hủy diệt, bị bóc lộc, bị áp bức. Qua những điều trình bày trên để đặt ra một đường hướng linh đạo mới ta tìm hiểu xem tại sao phụ nữ và thiên nhiên lại có mối liên kết với nhau? Theo lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam thì người dân thờ các nữ thần như thần: sông, núi, rừng,… vì những Nữ Thần này mang lại cho con người sự no ấm hạnh phúc và bản chất của các Nữ Thần có mang đặc tính của người nữ là sinh sôi nảy nở, chịu thương chịu khó dưới khí trời,… với những đặc tính ấy, ta đưa vào mối liên kết với môi trường do đó cần phải bảo vệ phụ nữ cũng như thiên nhiên là những “tài nguyên quốc gia”, tuy nhiên dù phụ nữ và thiên nhiên có đặc tính kiên cường như thế nhưng thật ra phụ nữ vẫn bị tổn thương trước một cấu trú phụ hệ và đối với thiên nhiên là con người. Một nghiên cứu của các nhà sinh thái nữ quyền cho thấy những nền văn hóa Tây Phương dưới dạng lưỡng cực: đàn ông/đàn bà; con người/thiên nhiên; ánh sáng/bóng tối… thì cực thứ nhất mạnh hơn cực thứ hai. Như vậy để đặt ra một nền linh đạo mới ta cần tìm lại sự bình đẳng giữa người nam và người nữ điều này ta thấy trong xã hội hôm nay có rất nhiều người nữ nắm các chức vụ lớn trong ngoại giao, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác như: Martha Stewa[3], Marissa Mayer[4], Nữ Tổng Thống Chile Michelle Bachelet, Nữ Tổng Thống Liberia Johnson Serlif,… tuy nhiên sự bình đẳng ấy chỉ ở mức hạn chế vì còn nhiều cảnh bạo lực trong gia đình, nạn buôn bán trẻ em phụ nữ còn xảy ra, nạn mại dâm xem phụ nữ là hàng hóa để thỏa mãn xác dục vẫn còn xảy ra,… còn đối với thiên nhiên con người cần tôn trọng, chăm sóc,… để thiên nhiên phát huy hết bản chất của nó. Bên cạnh đó, sự bóc lột giữa các giai cấp trong xã hội, giữa người nghèo và người giàu; chủ và tớ, thầy cô và học trò, các tệ nạn tham nhũm, gian lận,… vẫn còn lan tràn, qua đó ta cần phải trải lại cho môi trường một không khí sạch, một môi trường lành mạnh không chỉ đẹp ở cảnh quang mà là một môi trường giáo dục tốt để các thế hệ chúng ta cũng như thế hệ mai sau được lớn lên trong một môi trường văn hóa lành mạnh. Ngày nay, con người khai thác rất nhiều tài nguyên môi trường làm cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, con người sử dụng môi trường như là công cụ để phát triển kinh tế như: khai thác rừng làm ngập lụt, sói mòn đất, xây dựng những khu đô thị, buôn bán bất động sản,… làm cho trái đất như là một người nghèo. Từ việc khai thác môi trường ta nhận ra một vấn đề nan giải là việc khai thác môi trường như vậy thì những người nghèo và sự nghèo đói trong xã hội là những vấn đề có liên quan đến cả một tổng thể các nguyên nhân phức tạp và bi đát với những sự áp bức, bóc lột. Một cái nhìn mới về môi trường, môi trường không chỉ là thế giới thiên nhiên, con người,… mà thôi mà còn là thế giới khoa học kỹ thuật và Internet là một môi trường cần được khai thác, tái tạo và chỉnh sửa vì ước lượng là 2,4 tỷ người truy cập Internet toàn cầu[5]. Do vậy cần phải cải thiện môi trường này là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
 Tóm lại, nhìn dưới nhãn quan của các nhà thần học sinh thái nữ quyền thì ta cần vạch ra một linh đạo mới là: sự tôn trọng quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa con người và môi trường, một môi trường văn hóa lành mạnh. Đối với đời sống thánh hiến môi trường tu trì là một môi trường cần phải chan hòa tình yêu của Chúa; giữa chị em với nhau cần biết quan tâm, yêu thương,… để xây dựng một môi trường huynh đệ và như thế tình Chúa mới có thể lan tỏa ra bên ngoài. Một tin “hot” nhất hiện nay là một nữ tu Cristina Scuccia, 25 tuổi, thành viên của Dòng các chị em Ursuline Thánh Gia, đã xuất hiện trên sân khấu của chương trình The Voice tại Ý[6], một bước đột phá mới nữ tu đã dùng chính tài năng Thiên Chúa ban để truyền giảng Tin Mừng, một linh đạo môi trường mới của người Tu sĩ dám đi ra đến với các lĩnh vực nghệ thuật mà loan truyền danh Chúa góp phần làm cho môi trường ngày càng phong phú hơn.




[1] Sheila Collins Aifferent Heaven and Earth.
[2] Ecological destruction are four interlocking pillars upon which the structure of patriarchy rests.
[3] Nữ hoàng kinh doanh kiểu Mỹ - Martha Stewart là chủ nhân công ty truyền thông Martha Stewart Living Omnimedia (MSLO).
[4] Marissa Mayer hiện tại là người phụ nữ quyền lực nhất nhì giới công nghệ, khi trở thành CEO của Yahoo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét