CUỘC CHIA RẼ ĐÔNG -TÂY
A DẪN NHẬP.
Giáo hội Đông – Tây là sự kiện chia rẽ của Ki-tô giáo xảy ra
vào thời Trung Cổ mà kết quả từ một nhiệm thể Chúa Ki- tô - Giáo
Hội hiệp nhất đã hình thành hai nhánh: Giáo Hội Đông Phương (Đông La –
mã ) sau này là Chính Thống Giáo Đông Phương và Tây Phương (Tây La – mã
) tương ứng là Giáo Hội Công Giáo Roma.Giờ đây sự hiệp thông và hiệp
nhất đã dừng lại và không thể vượt qua ranh giới của vị trí địa
lý.
Nhìn vào dòng lịch sử của Giáo Hội Hoàn Vũ có lắm những thâm
trầm, sau thời kỳ yên ổn thì xảy ra những xung khắc trong nội bộ.
Tất cả xuất phát từ óc cục bộ địa phương, …. Nhưng dù có những sai
lầm, và Giáo Hội có bị che mờ bởi bóng đen hay vết nhơ trong quá
khứ; Thì dẫu sao Giáo hội vẫn là Mẹ Hội Thánh, cho dù bà mẹ đó có
già nua, xấu xí nhưng chúng ta – không ai có thể từ chối mẹ của
mình. Hẳn nhiên, lịch sử là quá khứ nhưng là bài học cho hiện tại
và hướng mở đến tương lai.
Vì thế qua bài thuyết trình này, sẽ dần mở cho chúng ta tìm
hiểu rõ hơn vấn đề về:
·
Bối
cảnh chính trị – văn hóa – tôn giáo
·
Những
rạn nứt và tranh chấp ban đầu đưa đến cuộc chia rẽ giữa Đông và Tây.
·
Cuộc ly
khai diễn tiến ra sao? Và những hậu quả để lại
·
Đồng
thời những nổ lực khi hàn gán lại vết nứt và phong trào đại kết
Từ đó đưa ra những nhận định chung về vấn đề này và rút ra
bài học từ kinh nghiệm lịch sử này cho tương lai sau của Giáo Hội.
B. NỘI
DUNG
I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ – ĐỊA LÝ – TÔN GIÁO
I.1 Bối
cảnh chung
a.
Chính Trị
·
285 Đế quốc la mã Đông – Tây.
·
330 Constantinople trở thành thủ đô Đế Quốc.
·
394 Theodius chia đôi đất nước cho hai con
·
476: Tây đế Quốc sụp đổ(thể chế của Đế quốc
Roma) à Mandi tràn vào.
·
1453 Đông Đế
quốc sụp đổ à Hồi
Giáo xâm chiếm.
b.
Địa Lý
Xác định
phần đất Đông – Tây (xem bản đồ)
Tòa
thượng Phụ Đông – Tây
v
Tây:
Roma
v
Đông:
·
Alexandria (Ai Cập)
·
Antioche (Syria)
·
Constantinople
·
Giêrusalem (Israel)
c.
Tôn Giáo
Trước di dân:
o
Đông – Tây dưới sự bảo trợ của hoàng đế
La – mã
Sau Di dân:
o
Tây – ảnh hưởng của hoàng đế Đông La – mã
o
Đông – dưới sự bảo trợ của hoàng đế Đông
La – mã
o
Khoảng thế kỷ thứ VIII Tây Phương bắt đầu chấp nhận sự bảo trợ
vua Di dân -Tây.
II. CUỘC CHIA RẼ ĐÔNG - TÂY: CÔNG GIÁO &
CHÍNH THỐNG.
II.1. Nguyên nhân
a. Quyền Bính
·
Từ sự chia đôi đất nước dẫn đến hố chia
rẽ Đông – Tây ngày càng sâu và rộng.
·
GH bên Đông lệ thuộc vào hoàng đế “nhấc – hạ”
thượng phụ tùy thích. Cùng lúc ĐGH Roma ngày càng tách rời sự lệ
thuộc vào Hoàng đế bên Đông, gắn liền với các Hoàng đế Tây phương.
·
Các cuộc tranh chấp về thứ bậc giữa các
Thượng phụ giáo chủ ở Roma và Byzanz.
b.
Văn
Hóa
·
Đông Phương sử dụng Hy – Ngữ, thừa hưởng
nền văn hóa lớn của Phương Đông; trung thành trong lĩnh vực đời cũng
như đạo, trước sau như một.
·
Tây Phương dùng La – ngữ, dần theo các phong
tục của man dân.
è Đông – Tây thiếu liên hệ dần dần dẫn
đến thiếu hiểu nhau và thù ghét nhau
c.
Phụng
Vụ và Thần Học: Sự khác biệt thần học giữa Đông – Tây
·
Bên Đông cho rằng nghi thức là
lối diễn tả đức tin. Họ nói đổi nghi thức là đổi đức tin.[1]
·
Tây Phương phân biệt Nghi thức với giáo
thuyết.
ü
Tranh luận về hạn từ “Filioque” trong kinh
Tin Kính
ü Lên án phái Phá Huỷ Ảnh Tượng
(Iconoclasme)
ü Vụ Giáo chủ Photius và vấn đề Giáo Hội
Bulgarie.
ü
Tranh chấp Tối thượng quyền của Giám mục Roma.
II.2. Diễn tiến cuộc đại lý giáo
Đông – Tây
Tất cả đưa dẫn đến cuộc ly khai giữa hai
Giáo Hội.
285 Hoàng
Đế Diocletian (284 – 305) chia đế quốc La-mã ra làm đôi: Đông đế quốc
và Tây đế quốc.
330 Constantinus I dời đô thành Constantinopolis, tại đây ông đã xây nên "Roma thứ hai" tại địa điểm của Byzantium, một
thành phố nằm vắt ngang trên các tuyến đường thương mại giữa phương Đông và
phương Tây.
345 Công
đồng Sardika (ngày nay là Sophia) khoản 3 – 5 : ĐGM thành Roma có quyền
can thiệp trên toàn thể Giáo Hội
381 Công
Đồng Constantinople khoản 3: “ĐGM thành Costantinople có danh dự ưu tiên
trực tiếp sau GM Roma vì Constantinople là Tân Roma”
451 Công đồng chung Chalzedon tuyên bố:
thượng phụ ở Constantinopel có địa vị ưu tiên ngang hàng với vị Giám
mục thành Rôma. è ĐGH Leo I
(440 – 461 ) cực lực phản đối và không ấn ký văn bản Công đồng.
484 Thượng
Phụ Giáo Chủ Akazius là thượng phụ giáo chủ Costantinople. Ông công
khai chống lại công đồng Chalcedon, ông đi theo thuyết nhất tính. ĐGH Felix
III (483 – 492) đã ra vạ tuyệt thông
cho Akazius è hủy bỏ sự hiệp thông không những với Kostantinople mà còn với
toàn thể GH Đông Phương. Còn akazius đã loại bỏ tên ĐGH trong các lời cầu nguyện trong Giáo
Hội Đông phương. Đây là cuộc ly khai đầu tiên giữa Đông và Tây – Ly khai
Akazius. Nó kéo dài đến năm 519 khi Hoàng Đế Justinian lên ngôi.
553 Công
đồng Costantinople II, kết án: “ba tác phẩm”của những người theo nhóm
Nestorius. Nhưng ĐGH Virgilius (537 – 555) cấm kết án chương II và III. Vì
thế, hoàng đế Justinius (527 – 565)(Đông La – mã) đã kết án ĐGH theo bè
rối Nestorius, ông đã bắt ĐGH và cả đoàn tùy tùng đi đày. Nhưng bảy
tháng sau, khi đã thảo luận và thấy rằng việc kết án “ba chương” không
đụng chạm gì đến Công Đồng Chalcedon, nên ĐGH ra sắc chỉ chấp nhận CĐ Costantinople II
và ngài được trở lại Roma; nhưng đã qua đời trên đường về. è việc này đã tạo thêm hố
sâu ngăn cách giữa các phần tử trong Giáo Hội Đông và Tây
596 Johannes
IV (?? – ??) lên làm thượng phụ giáo chủ ở Costantinople. Ông tự gán
cho mình tước hiệu “thượng phụ giáo chủ phổ quát”
– tức là có quyền bính trên toàn thể Giáo Hội. bên Phương Tây không
chấp nhận và ĐGH Gregorio I (590 – 604)lên tiếng chống lại tước hiệu
này. Đến năm 607, hoàng đế Đông La-mã đã chuẩn y cho ĐGH Bonifat là
tòa Roma là tòa đứng đầu trên tất cả GH, và nghiêm cấm vị thượng
phụ ở Costantinople mang tước hiệu “thượng phụ chung”. Nhưng điều này
không có hiệu quả trên thực tế vì các thượng phụ vẫn tiếp tục mang
tước hiệu này.
619 Sergius,
TPGC Costantinople đưa ra giáo lý cho rằng sau cuộc Nhập Thể, Chúa Ki-tô chỉ còn một ý
chí và một động lực sống.
638 Hoàng
đế Heraclius công bố ban hành thành luật nhà nước một bản tuyên xưng
niềm tin do Sergius soạn thảo. Luật cấm những cách nói “một hoặc hai
động lực và dạy một cách minh bạch chỉ có một ý chí trong Chúa
Ki-tô”. ĐGH Martin I( 649 - 655) đã lên án lạc thuyết này è Sự việc này dẫn đến sự
ly khai của phía Đông kéo dài mãi đến khi Công Đồng Costantinople III
họp vào năm 680 – 681 để “luận phi
Nhất Chí Thuyết” và đưa ra niềm tin
chung: “Trong Chúa Ki-tô có hai ý chí
và hai động lực; thống nhất với giáo lý của 5 Công Đồng trước”
692 Công đồng “Troullos” ở Constantinopel,
ĐGH Sergius I (687 – 701) phản đối những nghị quyết có tính cách chống
lại Rôma của Công Đồng này.
Như:
đề cao Constantinople; luật hôn nhân của Lm; giữ chay
754 Pipin trẻ được Đức Giáo Hoàng Stephan II
(752 - 757) xức dầu phong vương tại Giáo đường Denis và nhận tước hiệu
“Patricius Romannorum”.
Căng thẳng giữa Đông và Tây càng mãnh liệt hơn : Đông Phương cho Đức Giáo
Hoàng là phản bội lại với Đề quốc La mã, coi kẻ thù của La mã là người bảo trợ.
787 Công Đồng Chung Nicea II chấm dứt
cuộc tranh luận về tôn kính ảnh tượng các thánh ( Ikono Klasmus )
800 Việc ĐGH Leo II (795 – 816 ) phong
vương cho Karl Đại Đế bị Đông Phương xem là hành động không mấy thiện
cảm, coi đó như công khai phủ nhận quyền bảo trợ về mặt chính trị –
tôn giáo của Hoàng Đế
Byanztine Tây Phương.
Vào thế kỷ VII người ta đem thuật ngữ “Filioque”
vào
trong kinh Tin Kính và sử dụng rộng rãi trên vương quốc Franken.
Filioque
: Khi bàn
về Thần tính của Chúa Thánh Thần
Công đồng Constantinople I khẳng định : “ Chúa Thánh Thần phát xuất từ
Chúa Cha, cùng được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”
Nhưng trong khoảng thế kỷ VIII, phụng vụ
bên phương Tây bắt đầu chấp nhận thêm từ “Filioque” vào Kinh Tin Kính : “Chúa
Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con, cùng được phụng thờ và tôn vinh
với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”.
Phương Đông không chấp nhận việc cho thêm
từ Filioque vào kinh Tin Kính và cho Tây Phương là lạc giáo.
Tây Phương buộc tội Đông Phương
cắt xén từ ngữ.
863 – 867 Cuộc ly
khai của Photius: ĐGH Nikolaus (858 – 867) trong Công đồng Rôma cắt
chức Photius do Hoàng Đế Michael III (842 – 867) đặt làm Thượng Phụ Giáo chủ ở Constantinopel ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà thờ
và tu viện theo nghi thức La Tinh ở Costantinople
Photiuslà giáo dân, ông được
Hoàng đế Michael III đề cử làm Tổng Giám
Mục Constantinople năm 858, khi vị Thượng
Phụ đương
nhiệm còn sống.
Đức Giáo Hoàng Nitrolas I
không đồng ý, ngài đã phủ nhận việc cất nhác này.
Được sự bảo trở của triều
đình, vào năm 867 Photius chống lại Đức Giáo Hoàng và kết án Hội Thánh
Phương Tây.
Sau đó, tân Đức Giáo Hoàng Hadrian đã triệu
tập công đồng Constantinople IV để giải quyết vấn đề ly khai của Photius. Công đồng đã kết án Photius rất nặng.
v
Giáo hội Bulgarie là nơi hoạt động truyền giáo của hai
thánh Cyrillo và Methodio, và nhiều thừa sai từ Byzantine đến.
- Giáo hội
Bulgarie: là nơi hoạt động truyền giáo của hai thánh Cyrillo, Methodio và nhiều
thừa sai từ Byzantine đến.
- Năm 864,
vua của Bulgarie là Boris được các nhà truyền giáo Byzantine rửa tội
- Sau đó,
vua Boris liền xin Thượng Phụ Photius thiết lập Toà Thượng phụ tại Bulgarie
nhưng bị từ chối.
- Năm 866,
Giáo hoàng sai các nhà truyền giáo Latinh đến Bulgarie (866)
- Sau Công
đồng Constantinople IV (870), các Nghị phụ đã chấp thuận việc Giáo Hội Bulgarie
thuộc quyền Constantinople, mặc cho Toà Thánh Rôma cật lực lên tiếng phản đối.
Hai Giáo Hội Đông - Tây lại xảy ra sự kiện làm ly gián đôi bên.
16 – 07 – 1054 Đức Hồng Y Humbert Von Silva Candida đặt
trên bàn thờ chính ở đại thánh đường Hagia Sophia ở Costantinople án tuyệt thông cho thượng phụ
và tất cả những người theo ông (Đức Giáo Hoàng Leo IX đã qua đời vào
ngày 19-04-1054).
Lập tức Michael Caerularius cũng ra vạ
tuyệt thông cho Đức Giáo Hoàng và cả Giáo hội Tây Phương
è Cuộc ly khai đạt tới đỉnh cao
II.3. Hệ Quả
Đông Tây chia cắt.
o
Đông – Chính Thống Giáo
o
Tây – Giáo Hội Công giáo Roma
Dẫn đến cuộc Thập tự chinh nhằm lấy lại Constantinople từ tay Hồi giáo để
thống nhất lại Giáo hội Đông Tây dưới quyền Giáo Hoàng.
III.4. Nhận định – Bài học Lịch Sử.
"Cuộc ly khai của Giáo Hội Chính Thống
là hậu quả của một hành động nóng vội của Hồng y người Đức Humbert do ĐGH Léo
IX cử đi. Một phần vì Đức Hồng Y
Humbert là người Đức, cá tính của người Đức rất cứng rắn.Tiếc rằng
ĐGH đã không dùng đến một người Ý, tức người Rôma “chính quy” thường mềm dẻo và
tế nhị hơn"[2]
Và như thế:
® chắc
chắn đã không phạm lỗi lầm
® tạo
cơ hội cho Michel Cerularius đứng lên làm “kẻ trả thù” cho GH Đông phương.
Vạ tuyệt thông của Humbert Von Silva
Candida chỉ nhằm đánh vào cá nhân
Michel Cerularius mà thôi! Giáo Hội Đông Phương vì bị những chủ chăn xấu làm
lạc hướng nên đã tự ly khai khỏi Rôma, chứ không bao giờ Rôma lên án Giáo Hội
Đông Phương.[3]
Hành
động cá nhân của hai nhân vật đại diện: Hồng Y Humbert (phía Tây) và Giáo chủ
Michel Cerularius (phía Đông)
® chỉ
lưu ý đến nghi lễ, kỷ luật của 2 Giáo Hội và đến ngoại giao chính trị hơn là
đến sự thống nhất của toàn thể Giáo Hội.
Tóm lại
©
Nguyên
nhân trước hết là:
ü Các Hoàng Đế can
thiệp vào đời sống Giáo Hội,
ü Việc dời kinh đô
từ Rôma sang Constantinople,
ü Rồi sự tàn lụi
của đế quốc Tây Rôma.
© Kế
đến là:
ü Cuộc tranh luận về từ ngữ “Filioque”,
ü Việc Phá Huỷ Ảnh Tượng,
ü Tranh chấp quyền Tối thượng.
Thế nhưng, không phải sự khác biệt về đức tin
và luân lý đã dẫn đến cuộc ly khai năm 1054. Mà vấn đề chủ yếu là về quyền Tối
thượng của Giám mục Rôma, đã đóng vai trò chủ yếu và xem ra là khó giải quyết
hơn cả.
Xét trên phương diện lịch sử thì truyền thống
Giáo Hội và nền tảng Thánh Kinh về quyền Tối thượng của Ngai Toà Phêrô
đã có từ rất lâu đời trong lòng Giáo Hội và được toàn thể thế giới Kitô giáo
công nhận.
Song sự yếu đuối và óc chia rẽ, cục bộ, đố kỵ của con người quá mãnh liệt đã làm cho
họ quên đến ích lợi chung.
III. SƠ LƯỢC VỀ GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG ĐÔNG
PHƯƠNG.
III.1. Nghĩa từ:
Ly: tách; Giáo: đạo. Tách ra khỏi đạo đã
theo.
“ Ly giáo là từ chối vâng phục Đức
Giáo Hoàng hặc từ chối hiệp thông với các chi thể của Giáo Hội
thuộc quyền ngài” (GL 751).
Như vậy, tội ly giáo tự nó không
liên hệ trực tiếp đến việc đón nhận các chân lý đức tin. Tội chỉ
liên hệ đến sự bất tuân phục quyền hành và chống lại sự hiệp thông
trong giáo hội và được xét trong phạm vi người Công Giáo. Vì thế,
người được rửa tội trong các Giáo Hội ngoài Công Giáo như: chính
Thống,Tin Lành thì không kể là có tội ly giáo. Theo Giáo luật, người
phạm tội ly giáo sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết (x. GL 1364)
ü Lạc
giáo
Lạc: mất
hướng; Giáo: đạo
“Lạc giáo là ngoan cố chối bỏ một
chân lý phải tin với đức tin đối thần và Công Giáo hoặc ngoan cố hồ
nghi về chân lý ấy sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội ” (GLHTCG 2089).
Khi tín hữu chối nỏ những ch6an lý mà huấn
quyền Giáo Hội đã trình bày cách dứt khoát, tức là buộc phải tin
và giữ, là lạc giáo (x. GL 751). Theo Giáo luật, người lạc giáo sẽ
bị vạ tuyệt thông tiền kết. (x. GL 1364)
Giáo Hội Công Giáo dùng thuật từ lạc giáo cho
các tín hữu của mình khi họ chối bỏ đức tin mà không áp dụng cho
các tín đồ thuộc các giáo Hội khác. Cố ý tách ra khỏi sự hiệp
nhất của Hội Thánh Công Giáo. Dù thánh Phaolo cũng dùng từ này để
lên án các bè phái ở Corinto nhưng kỳ thực đó không phải là nhóm ly
khai đúng nghĩa mà chỉ là nhóm lẻ tẻ chuộng vị Tông đồ này hay vị
tông đồ kia, một thế hệ sau mới thấy có sự ly khai đúng nghĩa đầu
tiên mà nay còn được ghi nhận
è Chính thống giáo là ly giáo.
III. 2 “Chính Thống” là gì?
ü Chính
thống giáo
ü Giáo
chủ/ thượng phụ giáo chủ
Thượng phụ Giáo chủ là một giám mục của GH
Chính Thống, có quyền trên các giám mục khác thuộc lãnh địa của mình. Ngài được
bầu chọn trong một Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo Hội đó theo luật định. Các
Thượng phụ đều bình đẳng như nhau trên cương bị Thượng Phụ Giáo chủ (dù tiến
chức trước hay sau).
ü Các
Giáo Hội Chính Thống ngày nay. (xem bản đồ)
§
Giáo Hội Chính Thống độc lập:
o
Constantinople
o
Alexandria
o
Antiokia
o
Giêrusalem
o
Nga
o
Romanie
o
Bulgarie
o
Georgia
o
Cyprus
o
Hy Lạp
o
Ba Lan
o
Albanie
o
CH Czech
– Slovakia
o Hoa–Kỳ
§
Giáo Hội Chính Thống cổ:
o Assyria (Nestoria)
o
Armenea
Tông Truyền
o
Copic
Chính Thống
o
Etiopia
Chính Thống
o
Syria
(GH Jacobite)
o
Syria –
Malankana
v Lý do tại
sao bây giờ khi nhắc đến Giáo Hội Đông Phương người ta chỉ còn biết đến
Constantinople ?
Vào thế kỷ VII, Hồi
giáo Ả Rập chiếm Ai Cập, Palestine, Syria. Nên các tòa thượng phụ Alexandrie,
Antioche, Giêrusalem bị rơi vào tay Hồi Giáo. Do đó Constantinople chỉ còn một
cõi, vì thế thượng phụ giáo chủ của Constantinople trở thành thượng phụ của
toàn Giáo hội Đông Phương. Contantinople trở thành Roma thứ hai
v Tại sao ngày
nay giáo Hội Đông Phương không đặt trụ sở ở Constantine mà là ở Matxcova(Nga)?
Đế Quốc Byzantine
được tái lập 1261 thay cho đế quốc Latinh ở Constantinople. Suốt 2 thế kỷ họ
phải chiến đấu cách tuyệt vọng nhưng cuối cùng cũng sụp đổ vào năm 1453 từ đây
coi như thành Roma thứ hai sụp đổ. Và Matxcova nhận lấy gia sản và biến thành
Roma thứ 3 vào năm 1461 và tồn tại cho đến nay.
III.2. Những khác biệt cơ bản giữa Công Giáo & Chính
Thống.
Chính Thống
ü
Không chấp nhận từ ngữ “Filioque”
trong kinh Tin Kính.
ü
Không công nhận quyền Tối thượng của ĐGH ® bác
bỏ mọi tín điều được các ĐGH công bố với ơn bất khả ngộ (infaillibility)
ü Bí tích Rửa tội đổ nước trên đầu
ü
Không công nhận các tín điều về Đức Mẹ Vô
Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception) và Hồn Xác Lên Trời (Assumption),
mặc dù vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos).
Công Giáo
ü
có từ “Filioque”
ü Có
công nhận
ü
Có đủ 7 bí tích hữu hiệu như Công giáo. Với
bí tích Rửa Tội thì dùng nghi thức dìm xuống nước ba lần để nhấn mạnh ý nghĩa
tái sinh vào đời sống mới.
ü
Có công nhận 4 tín điều về Đức Mẹ
Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Đức Mẹ Hồn xác lên Trời
ü
Dùng bánh có men và ngôn ngữ Hylạp.
ü
Dùng bánh không men và ngôn ngữ la tinh
IV. HƯỚNG ĐẾN ĐẠI KẾT ĐÔNG PHƯƠNG.
IV.1. Những nỗ lực hoà giải.
Cuộc ly khai của
anh em Đông Phương gây một nỗi đau khổ cho Hội Thánh. Từ lúc ly khai cho
đến nay, luôn luôn Giáo hội Công Giáo tìm mọi cách hàn gắn rạn nứt
này. Ngay ở công Đồng Vat II, các giáo phụ cũng đã bàn về vấn đề
hiệp nhất với Giáo Hội Đông Phương và đúc kết với sắc lệnh Orientalium
Ecclesiarum “về các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương”
“Lịch sử, các truyền thống và rất nhiều thể chế trong Giáo
Hội đều chứng minh rõ ràng rằng các Giáo Hội Đông Phương có công đối
với toan 2the63 Hội Thánh dường nào. Vì vậy Thánh Công Đồng không
những hết lòng yêu mến và ca ngợi đúng mức gia sản tinh thần của
các Giáo hội này, mà còn xác quyết đó là sản nghiệp của toan thể
Hội Thánh Đức Ki-tô. Do dó, thánh Công Đồng long trọng tuyên bố rằng:
các Giáo hội Đông Phương cũng như Tây Phương đều có quyền lợi và bổn
phận tuân theo những quy luật riêng của mình, vì những quy luật này
có giá trị nhờ ở đặc tính cổ
kính quý trọng, phù hợp với các tập tục của tín hữu hơn và xem ra
có hể mưu ích cho các linh hồn cách hữu hiệu hơn ” (Orientalium Ecclesiarum số 5)
IV. 2. Hướng
đến Đại kết Đông phương.
1274: Công Đồng đại kết Lyon II
1438-1445: Công đồng đại
kết Ferrera - Florence
07-12-1965: Đức
Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras đưa ra tuyên bố chấm dứt ly khai
1973: Ký kết
giữa ĐGH Paul VI và Thượng Phụ Copic Shenouda III
1984: Ký
kết giữa ĐGH John Paul II và Thượng Phụ Zakka II về Ngôi Lời Nhập Thể
C. KẾT
LUẬN
Đại Ly giáo hay Ly giáo
Đông-Tây là sự kiện chia rẽ Kitô giáo xảy ra vào thời Trung Cổ mà kết quả là
hai phái Kitô giáo được hình thành: phương Đông (theo văn hóa Hy Lạp với trung
tâm làConstantinopolis) và phương Tây (theo văn hóa Latin với trung tâm là
Rôma), sau này là Chính Thống giáo Đông phương và Giáo hội Công giáo Rôma tương
ứng. Quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các yếu tố: thần học, chính trị và giới
chức sắc. Đại diện hai phái là giáo hoàng Lêô IX và thượng phụ Constantinople
Michael Cerularius liên tục có những xung khắc với nhau.
Các biến cố bề
ngoài xảy ra ngay lúc đó chỉ là triệu chứng của các khó khăn đã âm ỉ trong nhiều
thế kỷ. Năm 1054, sứ thần Rôma gặp Cerularius và yêu cầu ông
thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo hội hoàn vũ" nhưng Cerularius
đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinople tuyên bố rút phép thông công lẫn
nhau, như thế, cuộc Đại Ly giáo chính thức dứt khoát.
Trải qua bao thăng trầm lịch
sử, Giáo hội Công Giáo vẫn hằng cố gắng và nỗ lực hàn gắn vết thương chia rẽ để
tạo nên sự hiệp nhất trong Giáo hội. Năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng
phụ Đại kết thành Constantinople, Athenagoras I đã gặp gỡ nhau trong vòng tay
thân ái và cả hai đã cùng hủy bỏ vạ tuyệt thông năm nào đánh dấu sự khởi đầu của
tiến trình hòa giải. Nhờ ơn Chúa, công việc tái hợp Chính Thống Giáo và Công
Giáo Rôma hiện đang được tiến hành cách tốt đẹp,cánh cửa đại kết hiện đang mở rộng.
Để thể hiện lòng khao khát
sự hiệp nhất trong Giáo hội, xin mời Cha và các chị củng đến với vũ khúc
"Tình hiệp nhất" của nhóm chúng em.
Qua bài thuyết trình của
nhóm, hy vọng chúng em có thể mang lại một chút về tình hình Giáo hội trong
giai đoạn Trung cổ, đặc biệt với biến cố đại ly khai của Giáo hội Đông Phương
và Tây phương. Mặc dù chúng em đã lỗ lực trong việc tìm hiểu nhưng do khả
năng và cách trình bày của Nhóm có giới
hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Xin Cha và các chị thông cảm và
góp ý thêm cho nhóm chúng em
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bách khoa toàn thư mở wikipedia www.wikipedia.com
- Lược sử giáo hội công giáo qua 21 công đồng Lm Augustino Nguyễn Văn Trinh
- Lược sử giáo Hội Công Giáo Bùi Đức Sinh
- Lịch sử Hội Thánh Công Giáo O Đào Trung Hiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét