TÔNG HUẤN
GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU
Theo
khoa học , Trái đất là một hành tinh được tách ra từ một vụ nổ Big
Bang. Nó tuy là một hành tinh nhỏ nhưng lại có sự sống với các điều
kiện khí hậu địa chất…. Trên hành tinh này, đất và biển cả được
tách rời nhau, tạo thành các châu lục và đại dương. Trong đó, Châu Á
là một Châu lục lớn nhất so với các Châu lục khác , so với Châu Âu thì nó nằm về phía đông, và nó
ở phái tây so với Châu Mỹ. Dân số của nó cũng đứng đầu thế giới .
Vì theo thống kê của năm 2012 thì dân số thế giới đạt được hơn 7 tỉ
người nhưng riêng Châu Á chiếm tới hơn 4 tỉ người. Cũng theo thông kê
đó, thì số người theo đạo Thiên Chúa Giáo trên thế giới có khoảng
2,2 tỉ người. Thế nhưng số Kitô hữu của Châu Á chỉ khoảng 133 triệu
người. Nghĩa là đạt tỉ lệ khoảng 3,15% dân số Á Châu. Điều ngày
đồng nghĩa với gần 96,85% dân số Châu Á biết Chúa qua các tôn giáo
khác như Chính Thống Giáo… hoặc chưa biết về Chúa. Đứng trước một
thực tại các con số như vậy, chúng ta , các tu sĩ sẽ làm gì và làm
như thế nào? Đó là một vấn đề mà cả Giáo Hội đã quan tâm ngay từ
thời kì đầu khi Tin Mừng đến với Á Châu và không ngừng nỗ lực tìm
hướng để hòa nhập với Giáo Hội tại Á Châu như thông qua các văn kiện
và tông huấn cho ta thấy điều đó .Gần đây nhất là “Tông Huấn Giáo
Hội Tại Á Châu”do ĐGH Gioan Phaolo II ban hành
DÀN Ý TỔNG QUÁT
I. DẪN NHẬP
1. Bối cảnh
2.
Diễn tiến
3. Mục
đích
II
. NỘI DUNG gồm 8 chương
chương
1 : bối cảnh Á Châu
chương
2 : Đức Giê-su cứu tinh : một món quà gửi tặng Châu Á
chương
3 : Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là dấng tác sinh
chương
4 : Đức Giê-su cứu
thế: một món quà tặng cần loan báo cho
mọi người biết
chương 5 : hiệp thông và đối thoại để truyền giáo
chương 6 : giúp con người được thăng tiến
chương 7 ; những người làm chứng cho Tin Mừng
III.
KẾT LUẬN
Nhận định
I.
DẪN NHẬP
1.BỐI CẢNH
Giáo hội phải đối
diện với một Châu À đa sắc dân , nơi họ thừa hưởng những truyền
thống văn hóa và tôn giáo lâu đời đã in sâu vào đời sống của họ.
Đây là một thách đố lớn đặt ra cho giáo hội trong việc phúc âm hóa
Và qua tông thư “Tiến
tới thiên niên kỉ thứ ba” ĐGH Gioan Phaolo II cũng vạch ra một chương
trình tập trung trên những thách đố có thể có cho công cuộc tân phúc
âm hóa
Đứng trước những vấn
đề đó , sự ra đời của tông huấn như một sự khẳng định của giáo hội
muốn đón nhận và hiểu về Châu Á
như những gì mà Châu Á có
2. DIỄN TIẾN
Tông huấn
cũng là kết quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu nhóm họp. Diễn ra từ
18/4/1998 đến 14/5/1998. Với sự tham dự của 252 tham dự viên, trong đó
có 188 giám mục đại biểu từ khắp các miền trên thế giới tụ về
Tông huấn được ĐGH Gioan Phaolo II, ban hành ngày
6/11/1999 . Tại New Delhi, Ấn Độ
3.MỤC ĐÍCH
Tông huân là:
+Tiếng gọi mời hoán cải
+ Lời mời:
*Hãy mở rộng cánh cửa Á Châu
cho Đức Ki-tô
*Hãy cam kết dấn thân truyền
giáo
*Hội nhập với Á Châu
II. NỘI DUNG: gồm 7 chương
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH Á CHÂU (số 5- 9)
Á CHÂU NƠI
KHAI SINH ĐỨC GIÊSU & GIÁO HỘI
+ Qua biến cố Nhập Thể, Đức giê-su xuống thế làm
người trên một xứ sở cụ thể là dất Do Thái
+ Giáo hội sống và thi hành sứ vụ của mình trong
hoàn cảnh cụ thể của thời gian và không gian cụ thể như việc các giáo hữu
lần đầu tiên dược gọi là Kito hữu tại Antiokhia
CÁC THỰC TẾ TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA
Á châu là một lục địa
rông nhất thế giới và là quê hương của gần hai phần ba dân số thế
giới. Chúng ta chẳn thể làm gì hơn, mà chỉ biết sững sờ trước con
số khổng lồ của dân cư Á Châuvà trước bức tranh ghép vô cùng phức
tạp cùa biết bao nền văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡngvà truyền thống
làm nên phần cơ bản của lịch sử và di sản của gia đình nhân loại.
Văn hóa :
+ Trung hoa
+ Ấn độ
+………
|
Tôn giáo
+ Phật giáo
+ Lão giáo
+ Khổng giáo
+ Ki- tô giao
+ Hồi giáo
+………..
CÁC THỰC TẾ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
*Tình hình trên lục
đía Á Châu hết sức phức tạp, không theo bất cứ một sự phân loại đơn giản
nào
+Đô thị hóa
+Di cư
+Du lịch
+gia tăng dân số
+phương tiện truyền thông
+quyền bình đẳng nam nữ
+………….
+chủ nghĩa duy vật
+chủ nghĩa tục hóa
CÁC THỰC TẾ CHÍNH TRỊ
*Tình hình chính trị vô cùng
phức tạp ,với đủ mọi ý thức hệ
+hình thức chính phủ dân
chủ
+ hình thức cai trị thần
quyền
+chế độ độc tài quân sự
+Ý thức hệ vô thần
+…………
→ chính các hình thức chính trị đó ảnh
hưởng rất lớn trên tôn giáo, dẫn đến sự tự do hoặc không tự do tôn giáo
trên một đất nước
GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU :
TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
ĐTC nhắc lại công cuộc
truyền giáo từ những thế kỉ đầu tiên cho tới hiện tại, Ngài cũng nói lên những
khó khăn và thuận lợi trong quá trình loan báo Tin Mừng của các thế hệ di trước
Trong thế giới văn hóa hết
sức đa dạng của Châu Á, GH phải đối mặt với rất nhiều thách thức về triết học,
thần học và mục vụ . Thế nhưng, Gh vẫn luôn khẳn định “dù phải làm việc trong
bất cứ hoàn cảnh nào, GH tại Á Châu cũng thấy mình đang được sống giữa những
con người hết sức ngưỡng vọng Thiên Chúa”
CHƯƠNG II: ĐỨC GIÊ-SU CỨU TINH: MỘT MÓN
QUÀ GỬI TẶNG CHÂU Á (số 10- 14)
MÓN QUÀ ĐỨC TIN
+ Giáo hội muốn cống hiến
sự sống mới đã tìm được nơi Đức Giê-su cho hết mọi dân tộc ở Châu Á để họ cũng
có sự giao hảo tốt với Thiên Chúa
+ Niềm tin của Giáo hội
vào Đức Giê-su là một món quà tặng vừa nhận được vừa để chia sẻ
ĐỨC GIÊ-SU ĐẤNG CỨU ĐỘ THẦN NHÂN
Đức Giê-su,Đấng Cứu Tinh
là một Thiên Chúa với đầy đủ nhân tính :
+ sinh ra
+sống kiếp phàm trần
+Gần gũi với những người
nghèo, những người bị bỏ rơi, nhửng người thấp hèn
+ chữa lành những người
đau yếu….
+cách giảng dạy đơn sơ
nhưng đầyquyền năng
+ bị tố cáo , bị kết án tử
hình, chịu treo trên thập giá, bị chôn cất vội vàng và sống lại từ cõi chết, ….
+bằng lời nói và việc làm,
Đức Giê-su đã thi hành ý muốn của Chúa Cha là hòa giải toàn thể nhân loại với
Cha
CON NGƯỜI VÀ SỨ MẠNG CỦA CON THIÊN CHÚA
ĐTC nhấn mạnh rằng “ Đức
Giê-su là ai, Ngài làm gì, điều đó chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi được đặt vào mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi”
Qua mầu nhiệm ,chúng ta
biết được Thiên Chúa không ở xa chúng
ta, không ở trên và ở cách con người , nhưng ở rất gần thậm chí kết hợp với mỗi
người và mọi người trong mọi tình huống
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ ,SỰ THẬT VỀ CON NGƯỜI
Qua Đức Giê-su, con người
có thể biết chắc chắn sự thật về chính mình, hiểu biết được giá trị cao cả và
khả năng vô hạn của chính mình để yêu Chúa và yêu người
TÍNH DUY NHẤT VÀ PHỔ QUÁT CỦA SỰ CỨU ĐỘ NƠI
ĐỨC GIÊ-SU
Đức Giê-su:
+là vị trung gian duy nhất
và phổ quát
+ là Thiên Chúa thật và là
người thật
+là vị cứu tinh duy nhất,
vì chỉ có mình Ngài là Chúa Con mới thực hiện thành công chương trình cứu độ phổ
quát của Chúa Cha
CHƯƠNG III: CHÚA THÁNH THẦN LÀ ĐỨC CHÚA
VÀ LÀ ĐẤNG TÁC SINH
THÁNH THẦN THIÊN CHUÁ TRONG CÔNG TRÌNH SÁNG
TẠO VÀ TRONG DÒNG LỊCH SỬ
+sự hiện diện của Ngài
trong công cuộc sáng tạo đã tạo ra trật tự, hài hòa và lệ thuộc nhau giữa tất
cả mọi hữu thể
+Ngài luôn có mặt trong
dòng lịch sử với tư cách là Đấng ban
phát sự sống
+ Ngài vẫn tiếp tục gieo
các hạt giống chân lý vào các dân tộc, tôn giáo, văn hóa và triết lý của họ
CHUÁ THÁNH THẦN VÀ SỰ NHẬP THỂ CỦA NGÔI LỜI
+ Việc Đức Giê-su được thụ
thai và sinh ra là công trình vĩ đại nhất của Chúa Thánh Thần trong lịch sử
sáng tạo và cứu chuộc
+ Chúa Thánh Thần luôn
hoạt động trong cuộc đời của Đức giê-su để Ngài thể hiện ơn cứu độ như một sự
trao ban sự sống mới, dồi dào và tuyệt diệu
CHÚA THÁNH THẦN VÀ THÂN THỂ ĐỨC KI-TÔ
Giáo hội là thân thể mầu
nhiệm của đức Giê-su, và Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hoạt động trong giáo hội,
hướng dẫn giáo hội thi hành sứ mạng mà Chúa Giê-su đã truyền lại cho giáo hội
CHÚA THÁNH THẦN VÀ SỨ MẠNG CỦA Á CHÂU
+dưới sự hướng dẫn của CTT
, giáo hội có thể tạo điều kiện cho Đức Giê-su và các dân tộc Á Châu gặp gỡ
nhau
+ giáo hội Á Châu cũng
chia sẻ nỗi khát mong là làm sao cho ngọn lửa tình yêu của Đức Giê-su được khơi
dậy nơi mỗi người
CHƯƠNG IV: ĐỨC GIÊ SU CỨU THẾ: MỘT QUÀ TẶNG CẦN LOAN BÁO CHO MỌI NGƯỜI BIẾT.
ƯU TIÊN CHO VIỆC LOAN BÁO( số 19)
Trước thềm thiên niên kỉ thứ
ba, một lần nữa ta lại nghe thấy tiếng nói của Đức Kito Phục Sinh vang lên
trong tâm hồn mỗi Kito hữu : “ Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được trao
cho Ta. Vì thế anh em hãy ra đi và chiêu mộ các môn đệ từ mọi dân tộc, rửa tội
cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ tuân giữ tất cả
những điều ta truyền; và ta sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt
28,18-20).
Đây là sứ mạng của Giáo Hội, của từng Kito hữu.
Trong bối cảnh có nhiều tôn giáo ở Á Châu, nhiệm vụ này càng khẩn thiết hơn nữa
vì chúng ta tin tưởng vào sự hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi mỗi anh chị em,
để giúp anh chị em có được nguồn sức sống dồi dào.
Quả thật, không thể có sự Phúc Âm hóa thật sự nếu
không có việc công khai loan báo Đức Giesu là Chúa. Đức Giáo Hoàng Phaolo VI có
viết rằng: “ Không có việc Phúc Âm hóa thực sự, nếu trong đó người ta chưa công
bố tên,giáo lý, cuộc đời, các lời hứa, Nước Trời và mầu nhiệm của Đức Giesu
Nadaret, Con Thiên Chúa”.Đây chính là điều mà các thế hệ Kito hữu đã làm trong
bao nhiêu thế kỷ qua. Và như thế, vấn đề lớn được đặt ra cho Giáo Hội Á Châu
hiện nay là: Làm sao chia sẻ với anh chị em tại Á Châu của mình cái mà chúng ta
cho là một quà tặng, tức là Tin Mừng của Đức Giesu Kito.
LOAN BÁO ĐỨC GIE SU TẠI Á CHÂU( số 20)
Muốn giới thiệu Đức Giesu là
vị cứu tinh duy nhất, chúng ta cần phải theo phương pháp sư phạm rõ ràng. Với
nhiều giai đoạn loan báo khác nhau, cụ thể hơn, Phúc Âm hóa sơ khởi cho những
người ngoài Kito giáo và tiếp tục loan báo Đức Giesu cho những người đã tin là
hai công việc phải được tiến hành khác nhau. Đặc biệt là qua phương pháp kể
chuyện gần gũi với các hình thức văn hóa của Á Châu. Các nghị phụ còn lưu ý :
Giáo Hội cần phải cởi mở tiếp nhận các phương pháp vừa mới mẻ, vừa bất ngờ có
thể được dùng để giới thiệu khuôn mặt Đức Giesu tại Á Châu này.Giới thiệu cho
họ những hình ảnh nào về Đức Giesu mà tâm trí cũng như văn hóa Á Châu có thể
lĩnh hội được, nhưng đồng thời vẫn phải trung thành với Kinh Thánh và Thánh Truyền.
THÁCH ĐỐ CỦA VIỆC HỘI NHẬP VĂN HÓA( số 21)
Phúc Âm hóa và hội nhập văn
hóa có liên quan mật thiết và tự nhiên với nhau.Mặc dù, Tin Mừng và việc Phúc
Âm hóa không đồng nhất với văn hóa, chúng độc lập với văn hóa. Nước Chúa lại
đến với những con người có liên hệ sâu xa với một nền văn hóa nhất định nào đó,
và không thể xây dựng Nước Chúa mà không vay mượn một số yếu tố lấy từ các nền văn hóa nhân
loại.Bởi đó, mà Đức Giáo Hoàng Phaolo VI
mới bảo sự phân cách giữa Tin
Mừng và văn hóa là thảm kịch của thời đại hôm nay, sẽ ảnh hưởng sâu xa tới việc
Phúc Âm hóa cũng như tới nền văn hóa.
Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức
tin Kito giáo hội nhập văn hóa vào Á Châu.Chính sự hiện diện của Chúa Thánh
Thần sẽ đảm bảo cho cuộc đối thoại ấy diễn ra trong sự thật, liêm khiết, khiêm
tốn, và tôn trọng.
Và cũng để
đảm bảo cho việc hội nhập văn hóa được thực hiện cách tốt đẹp, các Nghị Phụ
Thượng Hội Đồng đã chỉ ra một số lãnh vực cần quan tâm đặc biệt, từ suy tư thần
học, phụng vụ, đào tạo linh mục và tu sĩ, cho tới huấn giáo và linh đạo.
NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT CẦN HỘI NHẬP VĂN HÓA(số 22)
Các nghị phụ ghi nhận rằng:
“ Việc làm thần học cần phải được xúc tiến cách can đảm, trung thành với Kinh
Thánh và truyền thống Giáo Hội, chân thành gắn bó với Huấn Quyền, đồng thời
cũng không quên các thực tế mục vụ.” và củng cố đức tin của dân chúng.
PHỤNG VỤ:Là cội nguồn và là cao điểm
của toàn bộ đời sống và sứ mạng Kito giáo. Phụng vụ là phương thế nắm vai trò
quyết định trong việc Phúc Âm hóa, nhất là tại Á Châu.
Để đưa phụng vụ hội nhập văn hóa, ta cần chú ý đến
những yếu tố sau:
·
Những giá trị văn hóa truyền thống, những biểu tượng và những nghi
thức.
·
Những thay đổi trong ý thức và thái độ gây ra do sự xuất hiện của các
nền văn hóa trần tục và hưởng thụ đang
ảnh hưởng đến cảm quan của người Á Châu về phụng tự và cầu nguyện.
·
Những nhu cầu riêng biệt của người nghèo, người di dân, người tị nạn,
giới trè và phụ nữ.
KINH THÁNH: Nhấn mạnh tới tầm quan
trọng của ngôn từ Thánh Kinh khi tiếp tục chuyển giao sứ điệp cứu độ cho các
dân tộc Á Châu, vì tại đây ngôn từ truyền đạt được đánh giá rất cao trong việc
bảo tồn và trao đổi kinh nghiệm tôn giáo. Kinh Thánh là nền tảng cho mọi công
việc rao giảng, truyền giáo, Huấn giáo, dạy dỗ và tu đức dưới bất kỳ hình thức
nào.
Một điểm then chốt khác của việc hội nhập văn
hóa là : Đào tạo các người rao giảng Tin
Mừng. Giáo Hội lưu ý tới một nhu cầu quan trọng là đào tạo ban điều hành Chủng
Viện, đào tạo những người tham gia đời tu, tu sĩ nam nữ và giáo dân trở thành
người rao giảng Tin Mừng.
SỐNG ĐỜI SỐNG KITO HỮU LÀ MỘT CÁCH LOAN BÁO TIN
MỪNG( số 23)
Chính đời sống Kito hữu đích
thực với những giờ suy niệm, cầu nguyện, cử hành các bí tích, chay tịnh, khổ
hạnh, nêu gương hiệp thông bác ái là cách loan báo Tin Mừng hiệu nghiệm hơn cả,
nhất là những nơi tự do tôn giáo bị hạn chế hay bị chối bỏ.
CHƯƠNG V: HIỆP THÔNG VÀ ĐỐI THOẠI ĐỂ TRUYỀN GIÁO
HIỆP THÔNG VÀ TRUYỀN GIÁO PHẢI ĐI ĐÔI VỚI NHAU( số 25)
Đức Thánh Cha nhấn mạnh
rằng: “ Hiệp thông và truyền giáo phải đi đôi với nhau. Và không tách rời nhau,
chúng thẩm thấu và bao hàm nhau”.
Trọng tâm của mầu nhiệm Giáo
Hội chính là mối hiệp thông nối kết Đức Kito lang quân với mọi người đã chịu
phép rửa vì Giáo Hội là một dân duy nhất đang hành hương luôn có liên hệ với
mọi tín đồ của các tôn giáo khác bằng nhiều mức độ khác nhau.
HIỆP THÔNG TRONG NỘI BỘ GIÁO HỘI( số 26)
Giữa Giáo Hội toàn cầu với
Giáo Hội địa phương. Theo Đức Thánh Cha thì cần phải lưu tâm đến các thành
phần nghèo khổ trong xã hội, giới trẻ trong giáo xứ, thiết
lập những cộng đoàn Giáo Hội cơ bản và gầy dựng các phong trào canh tân.
SỰ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC GIÁO HỘI ( số 26)
Lịch sử đã cho thấy sự hiệp
thông giữa các Giáo Hội Châu Á bị tồn thương do sự khác biệt về quyền tài phán,
truyền thống phụng vụ và kiểu cách truyền giáo.
CÁC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG ( Số 27)
Tình hình của các Giáo Hội
Công Giáo Đông Phương , nhất là tại Trung Đông và ấn Độ, rất đáng chú ý,vì thế
Đức Thánh Cha đề nghị phải tôn trọng những khác biệt chính đáng và các biện
pháp để cổ võ tình đoàn kết giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương cũng như
với các Giáo Hội Chính Thống và tôn giáo khác.
CHIA SẺ HY VỌNG VÀ KHỔ ĐAU ( Số 28)
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng xin bày tỏ sự quan
tâm và lo lắng đặc biệt đối với các chi thể đang đau khổ của Giáo Hội. Và mời
gọi họ kết hợp đau khổ của mình với đau khổ của Đức Kito, trong niềm tin và đức
mến.
Đặc biệt hướng lòng trí của
mình đến Giáo Hội Trung Hoa, Và cũng bày tỏ sự liên đới của mình với Giáo Hội
Công Giáo tại Hàn Quốc. Và bên cạnh ấy thì Thượng Hội Đồng cũng thường hay nhớ
đến Giáo Hội tại Gierusalem, một miền đất chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm
hồn mọi kito hữu.
ĐỐI THOẠI ĐẠI KẾT- ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC TÔN GIÁO ( số 30 và 31)
Khi đã có những cuộc đối
thoại chân thành và tích cực với nhau rồi, thì công cuộc đại kết nơi Đức Kito
mới được thực hiện, và trở thành một gương sáng để lôi cuốn những dân tộc Á
Châu tin theo Đức Kito.Đức Thánh Cha còn đề cập rất rõ rằng, các điều kiện cần
thiết để thực hiện cuộc đối thoại với anh em ngoài Kito giáo nhất là đối thoại
bằng con tim, để chuyển giao món quà Đức Kito cho người khác một cách hiệu quả.
CHƯƠNG VI: GIÚP CON NGƯỜI ĐƯỢC THĂNG TIẾN
HỌCTHUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI-PHẨM GIÁ CON
NGƯỜI(Số32-33)
Nói đến những lãnh vực cụ
thể và những hành động thực tế. Muốn thế Giáo Hội cần xây dựng một học thuyết
xã hội bao gồm những nguyên tắc để suy nghĩ, các tiêu chuẩn để phê phán và các
chỉ dẫn để hành động. Trong phần này, Đức Thánh Cha đề cập đến những nét chính
yếu của học thuyết đó. (số 32) Ngài nói đến phẩm giá con người và xác định
nhiệm vụ của toàn thể dân Chúa tại Châu Á là phải bênh vực các quyền lợi con
người, cũng như thăng tiến công lý và hòa bình. ( số 33)
ƯU TIÊN YÊU THƯƠNG NGƯỜI NGHÈO ( Số 34)
Trong khi thăng tiến nhân phẩm, Giáo Hội tỏ ra
yêu thương người nghèo và những người không có tiếng nói trong xã hội.
Sống liên đới với người
nghèo theo gương Chúa Giesu : Là sống giản dị, tin sâu xa và yêu thương chân
thành mọi người, nhất là đối với những người nghèo và những người bị khai trừ khỏi xã hội.
Giáo hội cũng quan tâm tới
những người di cư, người dân tộc bản địa và bộ tộc, phụ nữ và trẻ em, người bị
kì thị do văn hóa, màu da, chủng tộc,giai cấp, tình trạng kinh tế hay là do
cách suy nghĩ, người bị kì thị vì trở lại Kito giáo.
Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha
còn đề cập đến nghĩa vụ bảo vệ và thăng tiến sự sống. ( số 35)
Cùng với việc chăm sóc sức
khỏe cho con người là nhiệm vụ của Giáo Hội vì Giáo Hội bước theo sát Đức
Giesu Kito, Đấng tỏ lòng thương xót mọi
người và chữa lành mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.( số 36)
GIÁO DỤC ( số 37)
Giáo Hội dấn thân vào công
việc giáo dục hết sức cụ thể và rộng rãi, rõ ràng. Như các Nghị Phụ Thượng Hội
Đổng đã ghi nhận hệ thống giáo dục Công Giáo cần phải nhắm tới việc thăng tiến
con người, tạo ra một môi trường cho các học sinh nhận lãnh một sự nhân bản
toàn vẹn, đặt nền tảng trên giáo huấn của Đức Kito. Các trường Công Giáo cần
phải là nơi tiếp tục cho người ta giới thiệu về đức tin một cách tự do.
XÂY DỰNG HÒA BÌNH ( số 38)
Đứng trước tình hình xung
đột xảy ra trên thế giới, Giáo Hội được mời gọi hãy tham gia sâu xa hơn vào các
nỗ lực của quốc tế và của liên tôn giáo nhằm xây dựng hòa bình,công lý và hòa
giải. Giáo Hội tiếp tục nhấn mạnh tới việc thương thuyết và không dùng quân sự
để giài quyết các vấn để xung đột. Chủ trương đối thoại là con đường đúng đắn
và cao thượng duy nhất để đạt đến thỏa thuận và con đường hòa giải.
HIỆN TƯỢNG TOÀN CẦU HÓA. ( Số 39)
Ngoài những kết quả tích
cực, việc toàn cầu hóa gây ra những tác hại cho người nghèo.. Đẩy các quốc gia
nghèo ra bên lề, những liên hệ kinh tế và chính trị quốc tế, lôi kéo sống theo
chủ nghĩa tiêu thụ, tục hóa và duy vật, xói mòn truyền thống gia đình và các
giá trị xã hội.
Giáo hội nhấn mạnh đến sự
cần thiết của “ việc toàn cầu hóa mà không loại ai ra rìa.” Hành động để làm
cho học thuyết xã hội của Giáo Hội có tác động thích đáng trong việc soạn thảo
các qui tắc đạo đức và pháp lý, để điều hòa các thị trường tự do trên thế giới
và các phương tiện truyền thông của xã hội.
NỢ NƯỚC NGOÀI ( số 40 )
Giáo hội khuyến khích các cơ
quan tài chính thế giới và ngân hàng, khảo sát phương cách làm nhẹ bớt hoàn cảnh nợ nần quốc tế như giảm
nợ, xóa nợ. Mời gọi các quốc gia đang mắc nợ gia tăng ý thức trách nhiệm quốc
gia. Lên kế hoạch đúng đắn, quản lý một cách lành mạnh và trong sáng, mở chiến
dịch chống tham nhũng.
MÔI TRƯỜNG ( số 41)
Nhiệm vụ của các Kito hữu và
của tất cả những ai còn hướng lòng về với Đấng Tạo Hóa là phải bảo vệ môi
trường bằng cách:
-Tôn trọng đối với toàn thể thụ tạo của Thiên Chúa.
- Không bao giờ coi quả đất và tiềm năng của nó như
những vật để sử dụng tức thời, Để mặc cho lòng ham muốn vô độ tìm lợi nhuận
thao túng.
- Đối đãi với thiên nhiên không như một nhà khai
thác tàn nhẫn, nhưng như một nhà quản trị tài trí và có trách nhiệm.
- Giáo dục
dân chúng, cách riêng giới trẻ có tinh thần trách nhiệm đối với môi trường.
CHƯƠNG VII: NHỮNG NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO TIN MỪNG
MỘT GIÁO HỘI LÀM CHỨNG ( số 42)
Tông Huấn ngỏ lời với từng
thành phần trong Giáo Hội để xác định họ chính là những người làm chứng cho Tin
Mừng, những người tiếp nối sứ mạng của Đức Kito giữa lòng dân tộc Á Châu hôm
nay, khi họ kết hợp với Chúa Thánh Thần và sử dụng hiệu quả các ơn Ngài ban.
CÁC CHỦ CHĂN ( số 43 )
Mỗi Kito hữu đều có trách
nhiệm loan báo Tin Mừng vì đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, đã trở thành thành
viên của Hội Thánh nên họ có vai trò làm Ngôn Sứ, Tư Tế, Vương Giả của Đức
Kito. Nhưng nhiệm vụ cao cả hơn những nhà truyền giáo là các Giám Mục, Linh Mục
, Tu sĩ nam nữ với những linh đạo khác nhau, họ đóng góp vào việc mở rộng Nước
Thiên Chúa cho tất cả mọi người.
ĐỜI TU VÀ CÁC HỘI TRUYỀN GIÁO ( số 44)
Trong Tông Huấn Hậu Thượng
Hội Đồng “ Vita Consecrata” Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới sự liên quan mật thiết
giữa đời tu và việc truyền giáo.Cả trong ba khía cạnh đời tu là “ Sự tuyên xưng
niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi” “ Dấu hiệu của tình huynh đệ” và “phục vụ đức
ái”.
Tìm kiếm Thiên Chúa, sống
tinh thần hiệp thông huynh đệ và phục vụ người khác , đó chính là ba đặc điểm
chính yếu của đời tu, có thể gửi đến cho các dân tộc Á Châu hiện nay như một
lời chứng mang tinh thần Kito giáo hết sức lôi cuốn.
GIÁO DÂN- GIA ĐÌNH- GIỚI TRẺ
( số 45- 46)
Đức Thánh Cha thúc đẩy từng
giáo dân hãy đảm nhận vai trò riêng của mình trong việc làm chứng cho Đức Kito
ở bất cứ mọi trường hợp nào, vì ngài còn lưu ý với các vị có trách nhiệm là
phải giúp cho giáo dân, nam cũng như nữ tham gia một cách rộng rãi vào sinh
hoạt và sứ mạng của Giáo Hội ( số 45).Bên cạnh đó, ngài khích lệ các gia đình
là “Giáo Hội tại gia”, Là nơi phải thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng , lấy Tin
Mừng làm kim chỉ nam cho từng thành viên để chính cung cách sống của mỗi thành
viên có thể làm chứng cho công cuộc Phúc Âm hóa ( số 46)
Đối với giới trẻ, Ngài mời
gọi mỗi Giáo Phận tại Á Châu nên chỉ định những nhà tuyên úy hay linh hướng
giới trẻ để xúc tiến việc đào tạo cho người trẻ về mặt tâm linh và tông đồ.( số
47)
TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ( số 48)
Trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa, “ các phương tiện truyền thông xã
hội trở nên quan trọng tới mức đối với nhiều người đó là phương tiện chính yếu
để thông tin và giáo dục, hướng dẫn và soi sáng các thái độ của cá nhân, gia
đình và xã hội nói chung.Cách riêng, thế hệ trẻ đang bị chi phối và lớn lên
trong một thế giới bị các phương tiện truyền thông đại chúng chi phối.”
Giáo Hội cần tìm cách để đưa
vấn đề phương tiện thông tin đại chúng vào kế hoạch mục vụ và hoạt động mục vụ
của mình.Để nhờ biết sử dụng cách hữu hiệu,Tin Mừng có thể lan ra xa hơn, đến
được với các cá nhân cũng như các dân tộc , đưa các giá trị của Nước Trời thâm
nhập các nền văn hóa của Châu Á.
Cuối cùng lời chứng cao cả
nhất để cho thế giới thấy rõ bản chất thực sự của sứ điệp Kito giáo chính là sự
tử đạo.Trong dòng lịch sứ Á Châu đã và vẫn còn đang cống hiến cho Giáo Hội và
thế giới vô số các vị tử đạo. Các ngài biểu lộ tình yêu của mình dành cho Đức
Kito và cho anh chị em mình một cách cao độ nhất.
III. KẾT LUẬN
+Tông huấn như một ngọn
nến sáng
được ĐTC thắp lên soi dẫn cho giáo hội tại Á Châu. Qua tông huấn chúng
ta có thể biết được những thao thức của ĐTC cũng như của Thượng Hội Đồng Giám
Mục tại Á Châu, để có thêm quyết tâm mạnh mẽ khi đi vào sứ vụ truyền giáo trong
cuộc sống
+ Tông huấn cho ta cái
nhìn mới hơn về các anh em tôn giáo quanh mình, giúp ta biết trân trọng những
giá trị truyền thống , và biết đón nhận cách hài hòa những khác biệt khi đi vào
đối thoại liên tôn
+ Từ sau công đồng Vaticano
II, tuyên ngôn Nostra Aetate, nhất là qua tông huấn Giáo hội tại Á Châu này,
giáo hội đã không ngừng đến với những anh em tôn giáo khác bằng con đường đối
thoại liên liên và đã đạt được những kết quả khá khả quan như:
Trên bình diện Á Châu
*30/12/2011 ủy ban đối
thoại liên tôn của FABC (OEIA) đã nhóm họp tại Thái Lan
*15/7/2013 đối thoại
liên tôn các nước Châu Á tại Thái Lan
*….
Tại Việt Nam
*Năm 2009 Tp HCM thành
lập ủy ban đối thoại liên tôn
*9-10/3/2010 có cuộc
gặp gỡ giữa các tu sĩ Công giáo và Cao Đài
*18/5/2011 hưởng ứng thư
chung của đại hội dân Chúa 2011. Các tu sĩ của học viện Phaolo đã
gặp gỡ giao lưu với anh em Hồi Giáo tại thánh đường Jamiul, trên đường
Trần Hưng Đạo
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét