nut

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Sứ Mạng của Á Châu


S MNG CA Á CHÂU NGÀY NAY MT KIU THC THN HC S MNG MI

 

1.    Bạn cho biết nền tảng thần học suy tư cho văn kiện này là gì?

*      Nền tảng thần học cho văn kiện này là:

·   Sứ mạng Hội Thánh

·   Nước Thiên Chúa

·   Ba Ngôi

ü  Chúa Kitô

ü  Chúa Thánh Thần

Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo, qua đó người Kitô hữu được hiệp thông sống sứ vụ với Đức Kitô khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội ta được tháp nhập vào sứ vụ của Ngài vì “Ân sủng của Thiên Chúa có thể đưa dẫn một số người đến đón nhận Phép Rửa và gia nhập Giáo Hội” (số 2). FABC đưa ra một điểm chung là sự cần thiết của sứ mạng ở Á Châu. Khi nêu bật bản chất của Giáo Hội “Giáo Hội tự bản chất có tính sứ mạng thừa sai” (số 8) và sứ mạng ấy “được đồng hóa với chính tiêu điểm của sứ mạng Đức Giêsu: đem Nước Thiên Chúa đến giữa đồng bào mình”(số 9). Trong chiều hướng này, FABC xác tín rằng “nếu không khám phá ra căn tính của mình, các Giáo Hội Á Châu sẽ không có tương lai” (Số 8). FABC cho chúng ta thấy được tiêu điểm của sứ mạng loan báo tin Mừng của Giáo Hội là “xây dựng Nước Thiên Chúa và xây dựng Giáo-Hội-để-phục-vụ-cho-Nước-Thiên-Chúa” (số 5).

Do đó trong FABC số 5 trình bày thấy chiều kích thần học Nước Thiên Chúa được nói đến như là mục tiêu của sứ mạng “FABC đã không ngừng xác quyết rằng công cuộc sứ mạng Kitô giáo phải được thực hiện không phải cho chính nó, cũng không phải cho sự phát triển của Giáo Hội, nhưng là cho Nước Thiên Chúa”“mang sự sống và hy vọng của Nước Thiên Chúa lại cho một thế giới đầy những thách đố và các vấn đề” (số 8) và “cũng để hiện thực hóa Nước Thiên Chúa xuyên qua chứng tá đời sống và cuộc đối thọai ba mặt với các dân tộc Á Châu” (số 9).

Chiều kích thần học Nước Thiên Chúa được quy hướng về chiều kích Ba Ngôi. FABC trình bày về Đức Kitô như là khuôn mẫu cho công cuộc loan báo Tin Mừng ở Á Châu “loan báo Đức Kitô trước hết phải sống như Ngài, giữa các anh chị em thuộc các niềm tin khác, và thực thi các công việc của Ngài bằng sức mạnh của ân sủng Ngài” (số 3), nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần như là tác nhân chính cho công cuộc đối thoại ở Á Châu bởi “kho tàng khôn ngoan của các yếu tố cứu độ học của các tôn giáo Á Châu đều được tác động bởi Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động vượt quá ranh giới của Giáo Hội cơ chế” (số 2,5,9) và sứ mạng của hội thánh như là được cảm hứng từ “hoạt động trước của Thiên Chúa trong thế giới, xuyên qua sứ mạng của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần” (số 8,9).

2.      Cách thức thực hành sứ mạng loan báo Tin Mừng tại Á Châu theo tài liệu này là gì? Tại sao?

Điểm tới của chúng ta là nhận diện phương thức sứ mạng hàm ẩn bên trong thần học sứ mạng của FABC là đến giữa lương dân “missio inter gentesthay cho kiểu thức truyền thống đến với lương dân “missio ad gentes” ( số 1,7,8,9). Như vậy, một cái nhìn mới về cách thức truyền giáo trong FABC được triển khai thông qua cuộc đối thoại ba mặt: “với các nền văn hóa, các tôn giáo và người nghèo ở Á Châu” (số 1,4,6,7,8,9) “Nghĩa là chứng tá đời sống là phương tiện hữu hiệu nhất để loan báo Tin Mừng và phục vụ nhân danh Đức Kitô” (số 3,6,7). Và cũng từ cuộc đối thoại ba thành phần sẽ xây dựng nên một Hội Thánh Địa Phương đích thực.

Mô hình “cuộc đối thoại ba mặt” (còn được gọi là cuộc đối thoại tam diện) xoay quanh hai trụ cột then chốt: Giáo Hội địa phương, cuộc đối thoại tam diện và được mô tả trong giản đồ sau đây:

*      Hội thánh địa phương là chủ thể

*      Cuộc đối thoại (lối tiếp cận):

ü  Các nền văn hóa Á Châu

ü  Các tôn giáo Á Châu

ü  Người nghèo ở Á Châu

Giáo hội địa phương là chủ thể vì ngay từ đầu FABC đã luôn luôn chủ trương rằng trọng tâm sứ mạng của các Giáo Hội địa phương ở Á Châu phải là cuộc đối thọai với thực tại ba mặt của cảnh vực Á Châu: tôn giáo, văn hóa, và sự nghèo đói. Vì thế phương thức sứ mạng của FABC tập chú ý trên sự thấm nhập của Tin Mừng Kitô giáo và các Giáo Hội địa phương vào trong các thực tại Á Châu.

Đối với FABC, đối thọai là “một phần thiết yếu của loan báo Tin Mừng, là phần cốt yếu của chính đời sống Giáo Hội” (số 3). Trong bối cảnh Á Châu được nêu lên là một “bộ mặt muôn màu” với những điểm nổi bật như: đa dạng, đông dân và đói nghèo, bất bình đẳng, có nhiều nền văn hóa, tôn giáo, lịch sử và truyền thống lâu đời nhưng rất khác nhau “Thách đố lớn nhất mà FABC phải đương đầu liên quan đến sứ mạng Kitô giáo ở Á Châu có lẽ là tính đa dạngđa nguyên của cảnh vực Á Châu, với vô số tôn giáo, nền văn hóa, và dân tộc” (số 1,2,7). Chính vì thế, các Giám Mục Á Châu không ngừng quan tâm và tìm ra một phương thức sứ mạng mới là rao giảng có tính chất đối thoại giữa các tôn giáo.

Á Châu là nơi có những nền văn hóa rất đa dạng, những nền triết học, tư tưởng phát triển và những truyền thống lâu đời như tôn trọng sự sống (số 7), gần gũi với thiên nhiên, có tinh thần cở mở, bao dung tôn giáo, chung sống hòa bình FABC cho chúng ta một phương thức mới hòa nhập với các nền văn hóa “sống thoải mái với tính đa dạng và đa nguyên” (số 2).

Mặc dù gần 2 phần 3 nhân loại sống ở Á Châu, song phần lớn là những người nghèo do thế sứ mạng của chúng ta là phải dấn thân qua đời sống hằng ngày: sống thân tình với mọi người, chia sẽ buồn vui với họ,… “trong liên đới với người nghèo và những người bị bỏ rơi, trong liên kết với tất cả anh chị em Kitô hữu khác, và trong sự cộng tác với tất cả mọi người Á Châu thuộc các niềm tin khác. Hội nhập văn hóa, đối thọai, công lý, và chọn lựa người nghèo là những khía cạnh của bất cứ gì chúng ta làm” (số 6).

Vì thế, các Kitô hữu là những nhà thừa sai cần phải chọn một phương thức mà FABC sử dụng là: chứng tá đời sống, rao giảng xuyên qua đối thoại “các Kitô hữu Á Châu thường xuyên sống giữa các anh chị em thuộc các tôn giáo khác, thường xuyên ở trong một cuộc đối thọai trong đời sống với họ”(số 7).

Như vậy FABC mở ra cho các cho chúng ta một cách thức mới trong sứ vụ ở giữa muôn dân, tạo sự gần gũi thân tình với nhau từ đó thấm nhuần chất men Tin Mừng mà rao gảng Đức Kitô cho các dân tộc, tôn giáo, người nghèo.