NHẬP ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
LECTIO DIVINA TRONG ĐỜI SỐNG
CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐOÀN
Thế giới ngày nay đang ở đỉnh cao của thành công với những phát minh khoa học kỹ thuật tiến bộ, những ngành khoa học du lịch vũ trụ, điện tử, truyền thông,.. thế nhưng tình trạng thất nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo, những tệ nạn xã hội,… Trước những thực trạng đó, đời sống tâm linh của con người đang từ từ xuống dốc, vì thế việc cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa trong Thánh Kinh là đều hết sức cần thiết và cấp bách cho lối sông con người ngày nay. Công Đồng VanticanoII cũng khuyết khích mọi người cầu nguyện đi đôi với việc đọc Kinh Thánh để có một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với họ “Chúng ta nói với Chúa khi chúng ta đọc Kinh Thánh”. (Dei Verbum 25). Việc cầu nguyện dựa trên Kinh Thánh được gọi là Lectio Divina. Không chỉ thế Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thúc đẩy việc thực hành Lectio Divina với Tông Huấn hậu thượng Hội Đồng Giám Mục “Verbum Domini”, đồng thời Ngài còn gởi lá thư Phục Sinh 2010 đến gia đình Lectio Divina để nói lên tầm quan trọng của Thánh Kinh, việc đọc và Cầu Nguyện với Thánh Kinh, đồng thời qua đó Ngài cũng kêu gọi và hướng dẫn mọi thành phần dân Chúa thực hành Lectio Divina.
Vì thế, việc cổ động phương thế Lectio Divina là đều rất cần thiết. Ngay tại đất nước của chúng ta, các Giám Mục cũng đã khuyết khích trong thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 để giúp giáo dân và phát động phong trào Lectio Divina trong môi trường hoạt động của mình. Đặc biệt mới đây Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh mở công nghị trong đó nhắc tới việc đọc, học hỏi Thánh Kinh.
Đồng thời tại các Giáo Xứ, Giáo Họ cũng đã phát động phong trào học hỏi “chia sẻ Lời Chúa” cũng như việc thực hành Lectio Divina. Ở tại Milanô Đức Hồng Y Carôlô Martini cũng cổ động thực hành Lectio Divina trong Giáo xứ (đặc biệt là các bạn trẻ). Nhiều nơi thành lập những nhóm để cùng nhau thực hành Lectio Divina. Đức Kitô là tâm điểm của đời sống Thánh Hiến, vì thế việc thực hành Lectio Divina trong dòng tu là điều rất cần thiết để đời sống Thánh Hiến luôn là hình ảnh sống động của Đức Kitô nơi cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, việc thực hành Lectio Divina cũng còn nhiều mặc cần phải khắc phục nhất là chưa thống nhất với nhau về phương thế cầu nguyện. Bên cạnh đó, việc thực hành Lectio Divina còn nhiều khó khăn và hạn chế, vì con người ngày nay đang bị thu hút bởi những giá trị nhất thời của nền văn minh hiện đại mà quên đi cứu cánh của mình, nên để có thời gian trần tĩnh cho việc thực hành Lectio Divina là điều hết sức khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu phương thức thực hành Lectio Divina là điều rất cần thiết.
“ Anh em đang ở vườn Kinh Thánh, ngày đêm anh em chăm lo suy gẫm luật Chúa. Sách anh em đọc cũng nhiều bằng số lượng vườn tược anh em rảo qua và tư tưởng anh em kín múc nơi sách vở cũng như hoa trái trong vườn anh em chăm sóc” (Guerric d`Igny).
Chính vì thế mà số lượng tác giả nghiên cứu hiện nay khá phong phú về việc cầu nguyện với phương thế Lectio Divina. Một số tác giả đã trình bày một cách cụ thể về Lectio Divina như: Jacques Rousse, Philipphê Trần, Hoàng Quý, Đồng Hành, Marc Daniel, A.M.Canopi, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI để giúp chúng ta kết hợp với Lời của Chúa hơn.
Hơn thế nữa, các tác giả đã trình bày cho chúng ta các bước thực hành Lectio Divina như: Tác giả Đồng Hành (2011) đã trình bày phương pháp thực hành Lectio Divina với ba bước: đọc, suy niệm, chiêm niệm. Tiến thêm một bước nữa trong cách thực hành Lectio Divina trong tác phẩm “Lectio Divina” mà Philipphê Trần tổng hợp (2011) đã trình bày Lectio Divina với bốn bước thực hành: đọc Lời Chúa, Suy niệm, Cầu Nguyện, Chiêm Niệm. Cũng cùng chung một nhận định như thế tác giả Hoàng Quý (2011), Đặng Quang Tiến chuyển dịch (2011), Jacques Rousse (2011), Marc Daniel (2011) đã trình bày khá chi tiết về bốn trình tự thực hành Lectio Divina được Hội Thánh nhìn nhận và áp dụng. Đây cũng là việc mà chúng ta không được quên, không được lơ là.
Gần đây, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong tông huấn Verbum Domini (2011) đã khuyết khích Kitô hữu đọc Kinh Thánh (số 86) và việc thực hành Lectio Divina (số 87) với năm bước căn bản của Lectio Divina bắt đầu bắng việc đọc (Lectio) bản văn, sau đó là suy niệm (Meditatio), rồi người ta đi tới phần cầu nguyện (Oratio) cuối cùng Lectio Divina kết thúc bằng sự chiêm ngưỡng (Contemplatio), không chỉ dừng lại ở đó Đức Giáo Hoàng Bênêđictô còn thêm vào một bước nữa là hành động (actio).
Ngoài ra các tác giả như: A.M.Canopi (2011), Jacques Rousse (2011), Marc Daniel (2011) trình bày cho chúng ta về lợi ích của việc thực hành Lectio Divina qua đó giúp cho chúng ta sốt sắng hơn trong việc thực hành này.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng trình bày cho chúng ta những khía cạnh khác nhau của phương pháp Lectio Divina. Tác giả Jacques Rousse (2011), A.M.Canopi (2011), Marc Daniel (2011) trình bày nguồn gốc lịch sử của Lectio Divina. Qua đó cho chúng ta một sự lắng nghe như thế gắn kết toàn vẹn con người trong tình yêu thực sự của Chúa để được “Lời ở kề gần con, trên môi miệng con và trong lòng con” (Đnl 30,14; Rm 10,8). Không chỉ dừng lại ở đó tác giả Philipphê Trần (2011) trình bày cho chúng ta về định nghĩa Lectio Dvina cũng như nghệ thuật thực hành Lectio Divina, luôn luôn cũ mà luôn luôn mới để nhờ đó chúng ta hiểu được mục tiêu, cách thức thực hành Lectio Divina. Bởi thế, Marc Daniel dòng Xitô trong tập tài liệu “Lectio Divina – đọc Lời Chúa” (2011) đã trình bày khái quát về nền tảng việc đọc Lời Chúa, qua đó giúp chúng ta tìm kiếm gương mặt Chúa Kitô trên đó tỏa sáng vinh quang của Chúa Cha (2 Cor 4,6). Lời Chúa nuôi dưỡng tương quan cá vị với Thiên Chúa hằng sống và ý Chúa muốn cứu độ và thánh hóa của Ngài (Vita Consecrata 94), lắng nghe Lời Thiên Chúa đòi hỏi là một dấn thân kiên trì được nuôi dưỡng bằng đức tin qua Lectio Divina mà Đặng Quang Tiến chuyển dịch (2011) đã trình bày về Lectio Divina trong phụng vụ và trong cộng đoàn để giúp các tín hữu tham dự một cách sâu xa và trở nên chứng tá cho Đức Kitô.
Lectio Divina có một chiều dài lịch sử xấp xỉ 2500 năm vì công việc này đã được thực hành từ thời Cựu Ước. Lectio Divina có một tiến trình đơn giản, đã được các Giáo Phụ trong Hội Thánh và các tác giả thời Trung Cổ công nhận. Lectio Divina là một phương thế quan trọng trong việc đọc Kinh Thánh, nhưng thật là đáng tiếc khi quyển Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo lại chỉ đề cập đến hình thức cầu nguyện (GLHTCG 2700 -2718) chứ không nêu rõ phương pháp thực hành Lectio Divina, cũng như các Thánh Bộ cũng không đề cập về phương thế thực hành này.
Ngoài ra còn rất nhiều văn thư liên quan đến phương thế thực hành Lectio Divina như: “Lectio Divina học với Mẹ” BẢO TỊNH chuyển ngữ, Ocist (3/4/2010); “Lectio Divina – Canh Tân Phương Pháp Cầu Nguyện Với Thánh Kinh” M. BASIL PENNINGTON, Ocso (không ghi năm và nhà xuất bản); “Lectio Divina, Đọc Sách Thánh – Hướng Dẫn Cầu Nguyện Với Kinh Thánh” MARC SE1VIN (1/2011); … để giúp các tín hữu sống Lời Chúa tốt hơn trong ơn gọi làm con Chúa giữa lòng thế giới hôm nay, cũng như tại trung tâm mục vụ hồi tháng 7/2011 đã tổ chức khóa bồi dưỡng thần học với chủ đề “ Lectio Divina” cho các Nữ Tu.
Tuy thư văn liên quan đến Lectio Divina thật phong phú và bao quát, nhưng những giáo huấn cụ thể giúp tín hữu hiểu được ý nghĩa việc mình làm trong cách thực hành Lecito Divina chưa được tìm hiểu cặn kẽ. Việc thực hành Lectio Divina sẽ giúp cho các tín hữu sống tốt hơn nhưng các tác phẩm lại chưa đề cập đến việc đưa ra các quyết tâm, hành động sau khi thực hành Lectio Divina. Sống Lời Chúa là tâm điểm của đời sống Kitô hữu nhưng trong phụng vụ của Giáo Hội lại không có phần nào nhắc đến việc đưa Lectio Divina vào trong phụng vụ cả. Ngoài ra cũng chưa có mấy tác phẩm đặt lại vấn đề về tính hội nhập văn hóa cũng như canh tân phương pháp Lectio Divina, nhất là cần phải thống nhất về phương thế thực hành Lectio Divina bên cạnh đó cũng chưa đề cập đến những thực trạng xã hội hôm nay như làm sao đưa phương thức thực hành này vào những nơi vùng sâu vùng xa, cho những người “mù chữ”, hay cho những người khiếm thị,… để họ cũng thông hiệp với Chúa trong cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, cũng cần phải thêm một chút gì đó cho phù hợp với nữ tính.
Trước những thực tại, những khó khăn cũng như những khía cạnh chưa được làm sáng tỏa trong đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho bài này trở nên phong phú hơn. Do đó, dẫn đến việc nghiên cứu đề tài này.
Chính những thực trạng trên bài này sẽ phân tích một cách cụ thể hơn phương pháp thực hành Lectio Divina, bài này sẽ tìm:
§ Nguồn gốc Lectio Divina ra sao?
§ Lectio Divina là gì?
§ Dựa trên cơ sở Mặc Khải và cơ sở Giáo thuyết nào?
§ Các bước thực hành Lectio Divina như thế nào?
§ Điều thực hành Lectio Divina có hợp với niềm tin của người Kitô hữu chưa?
Vì thế, bài phân tích này sẽ giới hạn trong việc thực hành Lectio Divina dưới hai hình thức cá nhân và cộng đoàn nhằm khơi động và nuôi dưỡng “một tình yêu đích thực và bền vững” đối với Kinh Thánh (Guerric d`Igny).
Mục đích nghiên cứu nhằm khai phá trong việc phân tích và lượng giá về cách thực hành Lectio Divina.
Chính vì việc phân tích và lượng giá này về mặt lý thuyết sẽ giúp củng cố ý nghĩa thần học qua đó giúp nhận ra ý nghĩa mặc khải cũng như việc đào sâu về chiều kích Ba Ngôi, Kitô học, Giáo Hội học, cũng như ý nghĩa nhân bản về tâm sinh lý, văn hóa giáo dục để việc thực hành Lectio Divina có hiệu quả hơn. Về mặt thực tiễn, sẽ giúp nẩy sinh những cảm nghiệm thiêng liêng sâu sắc hơn, cũng như giúp hiểu hơn về cách thực hành Lectio Divina qua đó giúp đào sâu Lời Chúa nhiều hơn, và giúp làm tốt phương pháp thực hành Lectio Divina cũng như gợi ý cho những áp dụng mục vụ thích nghi hơn với bản sắc văn hóa Việt Nam và với con người thời đại, đối với giới trẻ và phụ nữ.
Trong bối cảnh xã hội tục hóa gay gắt như ngày hôm nay, việc tìm hiểu sâu sắc cách thực hành Lectio Divina để giúp mọi người hiểu được bản văn Kinh thánh là một việc cấp thiết mà Giáo Hội luôn tha thiết kêu mời, đặc biệt đây cũng là điều mà Giáo hội Việt Nam đang mong đợi.
Để việc phân tích phương pháp Lectio Divina một cách cụ thể, bài này sẽ khởi đầu bằng việc tìm hiểu về các ý niệm tổng quát. Trong phần này chúng ta sẽ biết được: Nguồn gốc Lectio Divina có từ thời các Giáo Phụ, cũng như là định nghĩa về Lectio Divina.
Tiếp đến bài này sẽ xác định các cơ sở Giáo Thuyết của Lectio Divina như: ý nghĩa thần học dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền cũng như hiến chế tín lý về Mạc Khải Lời Thiên Chúa (DEI VERBUM) và tông huấn Verbum Domini của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI (2010) qua đó giúp nhận ra ý nghĩa mặc khải cũng như việc đào sâu về chiều kích Ba Ngôi, Kitô học, Giáo Hội học. Ngoài ra bài này còn cố gắng xác lập ý nghĩa nhân bản về tâm sinh lý, văn hóa giáo dục của việc đạo đức thiết yếu này.
Sau đó, sẽ trình bày các bước thực hành Lectio Divina như: đọc (Lectio), suy niệm (meditation), cầu nguyện (Oratio), chiêm ngưỡng (contemplation), hành động (action), để từ đó Lời Chúa luôn ở với chúng ta.
Cuối cùng, từ những nhận định trên sẽ giúp rút ra được những cảm nghiệm về đời sống thiêng liêng của người Nữ tu Mến Thánh Giá, cũng như giúp người Kitô hữu diễn tả đời sống qua mối tương quan với mọi người, nhất là phương pháp này phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam và tìm ra cách giải quyết trong vấn đề hội nhập văn hóa. Để tìm hiểu cụ thể hơn về phương pháp thực hành Lectio Divina, chúng ta lần lượt tìm hiểu:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. JACQUES ROUUSSE, Lectio Divina, Dictionaire de Spirituralite, IX pp.470-510, Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
http://www.books.google.com.vn/books?id=mGQPif4yyYkC...
2. ĐỒNG HÀNH, Lectio Dvina, Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
3. PHILIP TRẦN tổng hợp, Lectio Dvina, Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
4. DANIEL,M. S.O.C, Lectio Dvina – Đọc Lời Chúa, Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
5. BÊNÊDICTÔ XVI, Tông Huấn Verbum Domini, Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
6. A.M.CANOPI, Lectio Divina, Ed. C.Rossini e P.Sciadini, (Città del Vaticano, 2007), p.365- 377), Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
7. HOÀNG QUÝ, Cầu Nguyện Với Lời Đọc Thánh- Lectio Divina, Truy cập từ Wold Wide Web ngy 2011 tại:
http://www.maranatha-vietnam.net/doc/M10/cau_nguyen_voi_10.htm
BỐ CỤC
˜ &™
v Bố cảnh vấn đề.
v Điểm thư văn liên quan đến vấn đề.
v Phát biểu đề tài.
v Giới hạn đề tài.
v Ý nghĩa của bài nghiên cứu.
ü Mục đích.
ü Ý nghĩa lý thiết và thực tiễn.
ü Tính cấp thiết của bài nghiên cứu.
v Bố cục của bài nghiên cứu.
MAI THỊ HUYỀN TRINH - LIÊN DÒNG MTG PHAO LO NGUYỄN VĂN BÌNH